Ngoài phương pháp phẫu thuật tán sỏi khá tốn kém, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền công hiệu đánh tan sỏi thận hiệu quả lại ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Các bài thuốc dân gian chữa đau khớp cho người cao tuổi
- Trị mụn trứng cá tận gốc bằng các bài thuốc Y học cổ truyền
- Lý thuyết Y học cổ truyền trong điều trị hen suyễn
Chữa sỏi thận bằng Đông y hiệu quả không cần phẫu thuật
Sỏi thận là bệnh có thể gặp ở nhiều người. Nguyên nhân chính của việc hình thành sỏi thận đó là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niêu, thay đổi độ pH nước tiểu. Sỏi nhỏ có thể theo đường nước tiểu ra ngoài nhưng sỏi to sẽ nằm lại bên trong đài bể thận, phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra nhiều tai biến nguy hiểm, làm hủy hoại chức năng của thận.
Nguyên nhân bà biểu hiện của bệnh sỏi thận
Theo Đông y, bệnh sỏi thận được gọi là thạch lâm, tác nhân gây ra bệnh là do ăn nhiều thức ăn cay nóng hàng ngày, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày dồn xuống bàng quang, làm cho khí hỏa trở nên trệ không thông; cũng có thể do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.
Người mắc sỏi thận sẽ có một hoặc nhiều biểu hiện như: đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; đái ra máu, đái buốt, đắt rắt, đái đục, kèm theo sốt nếu để lâu, có thể có các biểu hiện của ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp tính hay mạn tính. Sỏi thận có thể được xác định thông qua siêu âm hoặc chụp X-quang.
Các bài thuốc Y học cổ truyền đánh tan sỏi thận
Sỏi thận trong Đông y được chia ra các thể khác nhau, tùy vào từng thể mà có các bài thuốc riêng biệt để điều trị.
Bài thuốc Y học cổ truyền công hiệu đánh tan sỏi thận
Thể thấp nhiệt
Biểu hiện: Người cảm thấy nặng nề, trì trệ, nước tiểu có màu vàng hoặc đỏ, đái dục có cặn, so sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.
Phép chữa: Thanh nhiệt hóa kiên
Bài thuốc Y học cổ truyền dùng để chữa sỏi thận thể thấp nhiệt
Bài thuốc 1: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g
Cách dùng: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.
Bài thuốc 2: Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g.
Cách dùng tương tự như trên
Thể thận hư
Biểu hiện: Ngoài các biểu hiện giống thể thấp nhiệt, người bệnh sọi thận thể thận hư còn có các biểu hiện như đau lưng, mệt mỏi, ù tai, trì trệ, di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
Bài thuốc Y học cổ truyền: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.
Cách dùng: như thể thấp nhiệt
Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận
Các Y sĩ Y học cổ truyền khuyến cáo, uống nhiều nước là điều quan trọng để đề phòng tái phát, bệnh nhân cần uống nhiều nước, từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày
Uống nhiều nước lọc hỗ trợ điều trị và tránh sỏi thận tái phát
Tạm dừng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng khi chưa có ý kiến bác sĩ về việc dùng kèm thuốc trị sỏi thận.
Hạn chế ăn muối, lượng muối ăn trong ngày không quá 3g. Khi ăn các loại đồ hộp, snack, dưa muối, kim chi, phomat nên xem kỹ lượng muối trên vỏ hộp.
Tránh ăn nhiều protein (chất đạm), mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa chừng 200g thịt cá.
Ăn nhiều trái cây để bổ sung Vitamin. Vitamin B6 và vitamin A có ích cho bệnh nhân sỏi thận. Vitamin B6 làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu, do đó, giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat. Vitamin A có tác dụng giữ cho hệ thống bài tiết nước tiểu được điều hoà để chống lại sự thành hình của sỏi thận. Lượng cần thiết vào khoảng 5.000 IU vitamin A và 20 – 30mg vitamin B6 mỗi ngày.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com