Danh mục
Bài thuốc y học cổ truyền hỗ trợ trị hẹp môn vị Hẹp môn vị dẫn đến dạ dày bị giãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày sau 6 giờ, vì vậy việc điều trị hẹp môn vị đúng cách, nhanh chóng là điều vô cùng cần thiết. Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y hạt mã tiền Thầy thuốc ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bài thuốc y học cổ truyền hỗ trợ trị hẹp môn vị

Bài thuốc y học cổ truyền hỗ trợ trị hẹp môn vị

Hẹp môn vị dẫn đến dạ dày bị giãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày sau 6 giờ, vì vậy việc điều trị hẹp môn vị đúng cách, nhanh chóng là điều vô cùng cần thiết.

Hẹp môn vị chia làm hai loại: Hẹp cơ năng hay thực thể

Hẹp môn vị chia làm hai loại: Hẹp cơ năng hay thực thể

Hẹp môn vị là là tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc y học cổ truyền sau để điều trị tình trạng này.

Bài thuốc hẹp môn vị khi mới phát do đờm khí không thông, ứ trệ tại trung tiêu

Bài Đại bán hạ thang: Bán hạ chế 20g, bạch truật 20g, cát lâm sâm 10g. Sau đó đem sắc kỹ, chế mật ong vào uống.

Ngày uống 1 thang, chia 2 -3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Bài nhị trần gia giảm: Trần bì 20g, bạch linh 40g, bán hạ 30g, cát lâm sâm 20g, hậu phác (sao gừng) 30g, đương quy 30g, cam thảo 5g.

Huyết khô ráo thì chế thêm sữa mẹ (mẹ đang cho con bú) vắt lấy sữa thêm nước gừng tươi vào uống. Nếu huyết hư suy (thiếu máu) thì phối hợp với tứ vật thang (quy, khung, thược, thục).

Bài thuốc hẹp môn vị do tỳ vị hư nhược, ăn vào nôn ra

Dẫn nguồn từ báo SK&XH, Y sĩ Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ bài thuốc điều trị hẹp môn vị do tỳ vị hư nhược, ăn vào nôn ra.

Bài thuốc gồm: Cát lâm sâm 30g, đinh hương 10g, sa nhân 20g, bạch đậu khấu 30g, trần mễ (gạo tẻ lâu ngày) 50g, sinh khương 40g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Lưu ý: Uống khi thuốc còn ấm.

Hoặc dùng bài: Hương sa lục quân gia vị: Cát lâm sâm 30g, bạch truật 30g, bạch linh 30g, cam thảo 10g, đinh hương 15g, bán hạ 20g, hoắc hương 15g, bạch đậu khấu 15g, sa nhân 12g, trần bì 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Lưu ý: Uống khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc y học cổ truyền hỗ trợ trị hẹp môn vị. Ảnh minh họa

Bài thuốc y học cổ truyền hỗ trợ trị hẹp môn vị. Ảnh minh họa

Bài thuốc hẹp môn vị do tỳ vị hư hàn

Bài thuốc Ôn vị thang: Cát lâm sâm 30g, đương quy 30g, bạch truật 30g, trần bì 20g, đinh hương 10g, bào khương 15g, sa nhân 10g, bạch đậu khấu 25g, hoắc hương 25g, hắc phụ tử 12g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Trong trường hợp tỳ vị hư hàn gây nôn chua, nuốt chua thì có thể dùng bài thuốc sau: Cát lâm sâm 30g, can khương 20g, bạch truật 30g, chích cam thảo 10g, hoàng liên 30g, ngô thù du 15g, bán hạ 30g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc hẹp môn vị với các triệu chứng nuốt chua, nôn khan

Với các trường hợp nuốt nước chua và nôn mửa ra nước chua do đờm thùy tràn dịch dùng bài nhị trần hợp với bài tả kim. Cụ thể bài thuốc gồm các thành phần sau: Trần bì 20g, bạch linh 40g, bán hạ 30g, ngô thù du 15g, cam thảo 8g, hoàng liên 20g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Nêu uống khi thuốc còn ấm.

Trong trường hợp can đởm táo thịnh gây nên nuốt chua, nôn chua dùng bài Tiểu sài hợp với tả kim hoàn: hoàng cầm 20g, sài hồ 30g, phòng đảng sâm 30g, cam thảo 8g, bán hạ 20g, hoàng liên 20g, ngô thù du 15g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Nên uống khi thuốc còn ấm.

Mặc dù vậy, thầy thuốc YHCT –  Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên bạn chỉ nên tham khảo và cần đến trực tiếp bệnh viện, cơ sở y tế để được cán bộ y tế kiểm tra và hướng dẫn điều trị đúng cách neus chẳng may mắc bệnh.

Nguồn: Báo SK&ĐT – Y sĩ y học cổ truyền tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

24214

Các phương thuốc đông y trị chứng nhiệt miệng hiệu quả

Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng các bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau và làm rút ngắn thời gian điều trị, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà lại rất an toàn.