Không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang đến những món ăn hấp dẫn, rau cải cúc còn là vị thuốc đông y hay, có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả.
- Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y hạt mã tiền
- Thầy thuốc đông y chia sẻ những tác dụng của hạt Đười ươi
Rau cải cúc
Vài nét về cây cải cúc
Tên gọi khác: rau cúc, cúc tần ô, đồng hao…
Tên khoa học Chrysanthemum coronarium L. thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Loại rau này có thân nhẵn, mọc thẳng, cao từ 0,5-0,8m, mang nhiều cành. Lá ôm vào thân, phiến xẻ lông chim với những thùy hình mác, phần đầu có răng cưa, nở rộng. Cụm hoa mọc ở đầu cành, hình đầu màu vàng, lá bắc khô xác ở đầu.
Rau cải cúc được trồng ở khắp nơi chủ yếu để làm thực phẩm và phần ít dùng làm thuốc (dùng tươi hay phơi khô trong mát).
Ngoài Việt Nam, rau cải cúc còn mọc và được trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản. Nhiều ý kiến cho rằng cây tần ô nguồn gốc ở châu Âu và miền Bắc châu Á.
Trong cải cúc cho tinh dầu mùi thơm đặc biệt, 0,43% chất béo, 1,85% protein, 5,57% hydrat carbon, nhiều vitamin B, một lượng trung bình vitamin C và ít vitamin A.
Rau cải cúc dùng làm thuốc
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, tần ô chủ yếu được trồng để lấy cây nấu canh ăn, thường những người ho lâu ngày nấu canh ăn để chữa ho. Bên cạnh đó, rau tần ô còn cung cấp một lượng hydrat carbon, chất béo, protein và vitamin như đã nêu trên.
“Tần ô có thể làm thuốc dưới dạng thuốc pha hay thuốc sắc”, theo thầy thuốc Y sĩ Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Hướng dẫn dùng rau cải cúc trị bệnh
Bài 1: Dùng 10 – 16g tần ô dưới dạng thuốc pha hay thuốc sắc. Bài thuốc có tác dụng chữa đau mắt, thổ huyết, nhức đầu kinh niên. Mỗi ngày uống 10 – 16g dưới dạng thuốc pha hay thuốc sắc.
Bài 2: Dùng 100 – 150g rau tần ô rửa sạch, phổi lợn 200g thái miếng vừa ăn, dùng nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả cái lẫn nước và duy trì ăn đủ 1 liệu trình (3 – 4 ngày).
Tác dụng trị ho dai dẳng ở người lớn do bị lạnh
Bài 3: Dùng 200g rau tần ô tươi nấu canh ăn hàng ngày, liên tục trong 3 – 5 ngày có tác dụng làm ấm tỳ vị. Tác dụng điều trị đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy liên tục.
Bài 4: Nấu canh hay trộn gỏi rau tần ô, hoặc ép tần ô lấy nước cốt, mỗi ngày uống 50 ml, chia làm 2 lần sáng chiều. Tác dụng giảm huyết áp.
Bài 5: Dùng lá tần ô 6g thái nhỏ, cho vào chén con, thêm ít đường trắng, cho vào nồi cơm hấp cho tiết nước ra. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Tác dụng trị ho cho trẻ em
Bài 6: Dùng rau tần ô 500g, thịt lợn nạc 100g, gừng tươi 3 lát. Rau rửa sạch thái nhỏ, thịt rửa sạch, thái vừa ăn, nấu cùng tần ô, nêm nếm gia vị vừa ăn, gần chín cho thêm chút gừng đập dập. Ăn khi còn nóng.
Bài 7: Dùng 150g tần ô tươi, rửa sạch để ráo nước, sau đó cho vào tô lớn đổ trực tiếp cháo đang sôi lên trên để 5 – 10 phút cho rau tái và đỡ nóng rồi trộn đều lên và thưởng thức, ngày ăn 2 -3 lần.
Tác dụng giải cảm
Bài 8: Chuẩn bị 200g tần ô tươi, cá diếc 0,5 kg. Cá đem rửa sạch, đánh vảy, bóp rượu cho đỡ tanh sau đó rán vàng. Thêm gừng, nước nấu nhỏ lửa cho chín rồi cho rau tần đã rửa sạch vào nấu đến khi sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn. Thực hiện liệu trình này trong 10 ngày liên tiếp.
Tác dụng trị hoa mắt.
Bài 9: Toàn thân cây tần ô đem nấu chín. Mỗi ngày uống chừng 30g nước đã nấu này. Kết hợp với việc dùng lá tần ô khô hơ nóng trên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ hay bất cứ khi nào bạn thấy nhức đầu. Bài thuốc có tác dụng trị đau đầu kinh niên, theo báo SK&ĐS được trang.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc/bác sĩ.
Nguồn: Báo SK&ĐT – Y sĩ y học cổ truyền tổng hợp