Danh mục
Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ cây mơ lông Lá mơ lông được dùng phổ biến trong bữa ăn của mỗi gia đình và bạn sẽ bất ngờ khi chúng còn là vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y hạt mã tiền Thầy thuốc đông y chia sẻ những tác dụng của ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ cây mơ lông

Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ cây mơ lông

Lá mơ lông được dùng phổ biến trong bữa ăn của mỗi gia đình và bạn sẽ bất ngờ khi chúng còn là vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.

Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ cây mơ lông Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ cây mơ lông

Cây mơ lông có đặc điểm gì?

Mơ lông còn có tên gọi khác như dây mơ lông, dây mơ tròn, mơ tam thể, ngưu bì đống (tên Trung Quốc). Tên khoa học Paederia tomentosa L. thuộc họ Cà phê Rubiaceae, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.

Cây mơ lông mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, phát triển mạnh trên những hàng rào và thường hái tươi để dùng.

Theo nghiên cứu, trong cây mơ lông chứa một tinh dầu rất hăng mùi bisunfua cacbon. Trong y học cổ truyền, vị thuốc này có tính bình, mát, vị ngọt và đắng nhẹ. Tác dụng khu phong, giải độc, tiêu thũng, lợi thấp, kích thích lưu thông máu, giảm ho, giảm đau và tiêu thực.

Cây mơ lông được dùng nhiều trong các trường hợp như: Co thắt túi mật, đau dạ dày, ăn lâu tiêu, viêm ruột, viêm gan vàng da, suy dinh dưỡng ở trẻ em, tê đau do tổn thương bên ngoài, bệnh kiết lỵ do amip, ho gà, phong tê thấp, lao phổi, gân cốt đau nhức và nhiễm độc phosphor…

Tác dụng và bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ cây mơ lông

Bài 1: Chữa lỵ trực trùng Shiga: Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, lá mơ tam thể chữa lỵ trực trùng Shiga. Bài thuốc được dùng như sau:

Chuẩn bị: Lá mơ lông 30 – 50g. Trứng gà 1 quả.

Cách làm: Lá mơ rửa sạch, để ráo, thái nhỏ trộn với trứng gà (có người chỉ dùng lòng đỏ, nhưng kinh nghiệm dùng cả quả phổ biến hơn). Bọc vào lá chuối đem nướng hoặc đặt lên chảo mà rán (không có mỡ) cho thơm. Ngày ăn 2 – 3 lần, trong 5 – 8 ngày.

Thời gian điều trị trung bình 7 ngày. Phương pháp này đã được bệnh viện Trung ương quân đội 108 áp dụng phổ biến từ năm 1960.

Cây mơ lông

Cây mơ lông

Bài 2: Điều trị ăn uống lâu tiêu, sôi bụng: Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông rồi rửa sạch với nước muối, sau đó ăn sống kèm với thịt cá trong bữa ăn hoặc giã lấy nước cốt uống. Duy trì liên tục vài ngày sẽ thấy cải thiện triệu chứng.

Bài 3: Chữa bệnh đau dạ dày: Chuẩn bị 20 – 30g lá mơ lông, rửa sạch rồi giã lấy nước cốt uống hết 1 lần. sử dụng phương pháp này hàng ngày cho đến khi giảm triệu chứng.

Bài 4: Chữa nhiễm giun kim, giun đũa: Dùng một nắm lá mơ lông rửa sạch và ngâm kỹ với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo nước, ăn sống như rau hoặc giã uống trong 3 ngày liên tục lúc mới ngủ dậy.

Bài 5: Điều trị ăn không tiêu dẫn đến đau tức ở vùng thượng vị: Chuẩn bị 30 – 60g thân và rễ cây mơ lông tươi rồi sắc nước uống làm 3 lần. Dùng mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi bệnh.

Bài 6: Trị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày: Dùng 30g dây mơ lông sắc kỹ rồi gạn lấy nước để nguội chia làm 2 lần uống.

Bài 7:  Hỗ trợ trị bệnh nhiễm nấm ngoài da, chàm da, bệnh giời leo, eczema: Dùng toàn thân cây mơ lông rửa sạch, nghiền nát, lấy nước cốt thoa vào chỗ ngứa 3 – 4 lần trong ngày.

Bài 8:  Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em: Chuẩn bị 25 – 20g rễ cây mơ lông đem nấu chung với 1 cái dạ dày lợn thái nhỏ và 1 lít nước cho đến khi cạn còn 2 chén nước. Bỏ phần bã và gạn nước cho trẻ uống ngày 2 lần.

Bài 9: Hỗ trợ trị đau nhức xương khớp, phong thấp: Dùng 30 – 60g rễ hoặc thân và lá mơ lông đem sắc với 300ml nước và một chén rượu nhỏ. Kết hợp uống thuốc và xoa bóp bên ngoài để nhanh khỏi bệnh.

Bài 10: Giúp thông tiểu, giảm đau bụng, trị chướng bụng, đầy hơi: Chuẩn bị 15g lá mơ lông, rửa sạch rồi đem sắc với 3 bát nước trong 15 phút. Gạn lấy nước cốt pha chung với 1 ly nước ép trái cây uống hết 1 lần mỗi ngày giúp lợi tiểu, giảm đau, kích thích tiêu hóa và giúp ăn uống ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, thầy thuốc – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết rằng còn rất nhiều bài thuốc hay từ cây mơ lông. Bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Lưu ý không tự ý sử dụng mà chỉ nên tham khảo!

Nguồn: Báo SK&ĐT – Y sĩ y học cổ truyền tổng hợp

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.