Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, mọi lứa tuổi đều có thể bị căn bệnh này. Bài thuốc Y học cổ truyền dưới đây có thể giúp điều trị căn bệnh viêm mũi dị ứng cực đơn giản mà hiệu quả.
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Y học cổ truyền
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh cực phổ biến trong xã hội hiện nay. Các triệu chứng có thể gặp phải là hắt hơi, đôi khi hắt hơi rất nhiều, chảy nước mũi nhiều, ngẹt mũi, tắc mũi, kèm theo có cả chảy nước mắt.
Theo như Y học cổ truyền thì có 6 nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân) gây viêm mũi dị ứng, bao gồm: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Trong đó có 3 nguyên nhân trực tiếp, ảnh hưởng nhất đến viêm mũi dị ứng là phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm ướt). Về nội nhân, có 7 trạng thái liên quan, đó là: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh. Trong đó trạng thái “ưu”, tức ưu sầu, trực tiếp ảnh hưởng đến mũi, đến phế (ưu sầu hại phế).
Một số phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền:
Day bấm một số các huyệt quanh vùng mũi có thể giúp cắt các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi ngay lập tức.
- Huyệt nghinh hương: huyệt nằm ở phía dưới cánh mũi, ngang 2 bên khoảng 5mm.
- Huyệt tứ bạch: huyệt nằm cách chỗ lượn của góc và cánh mũi, ngang ra 2 bên khoảng 5mm.
- Huyệt tố liêu: chỗ nhô cao của đầu mũi.
Các bạn nên dùng ngón tay trỏ ấn mạnh nhiều lần vào các huyệt trên để giảm nhanh và tức thì các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Bấm huyệt điều trị viêm mũi dị ứng
Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm mũi dị ứng.
- Bài 1: mỗi ngày dùng 6g hoa, hoặc 12g kim ngân cuộng, sắc uống, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Công dụng: kim ngân hoa thanh nhiệt giải độc, có tác dụng chống viêm mũi dị ứng rất tốt.
- Bài 2: kim ngân hoa 6g, ké đầu ngựa 3g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, sẽ tăng thêm tác dụng chống dị ứng.
- Bài 3: kim ngân hoa, liên kiều (bỏ hạt), mỗi vị 6g; ké đầu ngựa 3g. Sắc uống như trên.
- Bài 4: bạc hà 12g, cúc hoa vàng 6g. Các vị sắc trong 15-20 phút; xông hơi vào mũi khoảng 3-5 phút. Sau đó gạn lấy dịch thuốc uống ấm. Ngày 2 lần sáng và tối.
- Bài 5: ngũ sắc (cây hoa cứt lợn) 12g, cóc mẳn 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia hai lần trước bữa ăn.
Ngoài những phương pháp sử dụng YHCT như trên thì các bạn cũng có thể lấy các loại cây tươi, sau đó rửa sạch, giá nát, lấy nước cốt và nhỏ vào mũi nhiều lần trong ngày.
Trên đây là một số biện pháp giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả, nhanh chóng và cực kì đơn giản từ Đông y.
Nếu các bạn yêu thích ngành Y học cổ truyền, và mong muốn trở thành 1 Lương y thì có thể liên hệ với khoa YHCT – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để có thể đăng ký học Trung cấp Y học cổ truyền.
Tuyển sinh đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền năm 2016
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà trường liên tục Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền trong và ngoài giờ hành chính, thứ 7 & chủ nhật.