Sởi là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao trong thời điểm xuân hè, để phòng tránh và chữa trị bệnh hiệu quả cho trẻ nhỏ cha mẹ có thể áp dụng các bài thuốc trong Y học cổ truyền.
- Y học cổ truyền chỉ cách dùng tinh dầu tràm chống cúm, ngừa viêm nhiễm
- 3 bài thuốc Đông Y trị bệnh còi xương hiệu quả ở trẻ nhỏ
- Bài thuốc dân gian trị biếng ăn ở trẻ hiệu quả
Bài thuốc, vị thuốc trong Y học cổ truyền giúp điều trị bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Các Y sĩ Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng. Nguyên nhân gây nên bệnh sởi cũng được xác định là do khí độc đi vào phế, phế chủ bì mao nên có các nốt ban đỏ, khoảng 10 ngày các nốt ban bay mất; nhưng nếu cơ thể suy yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh không ra ngoài. Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn: thời kỳ phát sốt, thời kỳ sởi mọc, thời kỳ sởi bay. Ở mỗi giai đoạn có triệu chứng và cách chữa khác nhau. Vì thế khi có biểu hiện mắc bệnh sởi cha mẹ cần chú ý và có cách điều trị cho con sao hợp lý.
Những bài thuốc Y học cổ truyền giúp trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Bài 1: Hóa độc thanh biểu thang: tiền hồ 5g, chi tử 5g, tri mẫu 8g, địa cốt bì 8g, cát cánh 6g, mộc thông 6g, hoàng liên 4g, hoàng cầm 6g, cát căn 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng 8g, huyền sâm 8g, thiên hoa phấn 8g, cam thảo 6g, phòng phong 5g, bạc hà 4g, tang diệp 8g, đăng tâm thảo 3g. Sắc uống. Dùng khi các nốt sởi mọc kèm sốt cao.
Sử dụng bài thuốc này đến khi bệnh khỏi thì dừng.
Bài 2: Ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4g, hạnh nhân 6g, thạch cao (sắc trước) 20g, cam thảo 3g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có dấu hiệu biến chứng sưng phổi.
Thời kỳ sởi bay (3 – 4 ngày): Sốt có giảm, nhưng còn triều nhiệt do tân dịch giảm, ho, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít. Phép chữa: Dưỡng âm, thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:
Bài 3: Ngân hồ mạch đông tán: ngân sài hồ 8g, sa sâm 12g, huyền sâm 8g, long đởm thảo 3g, đảng sâm 8g, mạch đông 6g, cam thảo 4g, đăng tâm thảo 3g. Tán bột hay sắc uống.
Bài 4: hoàng cầm 12g, địa cốt bì 12g, tang bạch bì 8g, mạch môn 8g, sa sâm 8g, lô căn 8g. Sắc uống.
Bài 5: Chuẩn bị bài thuốc Y học cổ truyền với sa sâm 120g, hoài sơn 60g, cam thảo 80g, đậu đỏ 120g, mạch môn 80g, hoàng tinh 80g, lá dâu non 12g, hạt sen 120g. Tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30g.
Tiêm phòng là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sởi mắc ở trẻ
Ngoài cách dùng những bài thuốc từ y học cổ truyền hay trong dân gian, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng đưa ra khuyến cáo với các bậc cha mẹ cần lưu ý khi con mắc bệnh sởi cũng như cách chủ động để phòng tránh:
– Chủ động đưa con từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin phòng sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi.
– Tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Khi có các biểu hiện sốt phát ban dạng sởi thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
– Bệnh nhân mắc sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc, bởi sởi là bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
– Người chăm sóc bệnh nhân sởi cần đeo khẩu trang, rửa sạch tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.
– Chú ý chế độ ăn trong ngày để tăng cường sức đề kháng và bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Thực hiện đúng cách phòng tránh và chữa trị bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com