Danh mục
Phương pháp trị ngạt mũi từ xoa bóp bấm huyệt Y học cổ truyền Khi bị ngạt mũi bạn chớ vội dùng thuốc hãy thử phương pháp Xoa bóp bấm huyệt Y học cổ truyền đơn giản sẽ giúp bạn đánh bay ngạt mũi. Tiết lộ Bài thuốc quý trị bệnh lý mũi xoang cực hiệu quả Món ăn bài thuốc điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Phương pháp trị ngạt mũi từ xoa bóp bấm huyệt Y học cổ truyền

Phương pháp trị ngạt mũi từ xoa bóp bấm huyệt Y học cổ truyền

Khi bị ngạt mũi bạn chớ vội dùng thuốc hãy thử phương pháp Xoa bóp bấm huyệt Y học cổ truyền đơn giản sẽ giúp bạn đánh bay ngạt mũi.

Phương pháp trị ngạt mũi từ xoa bóp bấm huyệt Y học cổ truyền

Xoa bóp bấm huyệt ấn đường

Huyệt ấn đường có công dụng trừ phong nhiệt và định thần chí. Trong Đông y thì ấn đường là huyệt vị chữa các chứng đau đầu, dưỡng tâm, an thần, làm thông lợi mũi và mắt, có thể bấm ấn đường để chữa các triệu chứng của cảm cúm.

Cách xác định vị trí: Huyệt ấn đường nằm tại vị trí ở giao điểm đường thẳng nối thẳng hai đầu cung lông mày với đường chính trung.

Có thể thoa chút dầu gió vào vị trí huyệt, sau đó sử dụng ngón tay cái day, ấn mạnh dần lên trong khoảng 3 phút và lặp lại sau vài giờ để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Xoa bóp bấm huyệt hợp cốc

Huyệt nằm ở khe chính giữa điểm kết nối của ngón tay cái và ngón tay trỏ. Khi mở rộng 2 ngón tay cái và ngón trỏ ra, bàn tay xòe rộng như miệng hổ, nên còn được gọi là hổ khẩu.

Cách xác định vị trí: Giơ bàn tay lên, sờ vào vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái, phần lõm sâu sát với xương nối chính là huyệt hợp cốc.

Huyệt hợp cốc có tác dụng thông khiếu, thanh khí hỏa, tán phong nhiệt, chữa các bệnh cảm mạo, đau đầu, sốt cao, ngạt mũi, chảy nước mũi.

Huyệt hợp cốc

Lợi thế của huyệt hợp cốc là vị trí thuận tiện, dễ xác định. Có thể dùng ngón tay cái của tay này bấm huyệt cho tay kia vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, thậm chí trong khi làm việc bạn cũng có thể dừng tay bấm khoảng 1-3 phút. Vừa bấm vừa day càng tăng hiệu quả.

Cách bấm tốt nhất là dùng lực hơi mạnh, bấm giữ trong 2 giây rồi thả ra, lại tiếp tục bấm. Mỗi ngày tối thiểu duy trì cho được 2-3 lần bấm.

Thường xuyên bấm huyệt hợp cốc có thể kích thích và khởi động hệ miễn dịch hoạt động, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể, có tác dụng tốt để phòng bệnh khi thời tiết trở mùa. Bấm huyệt cần chú ý bấm mạnh tay, khi có cảm giác hơi đau tê một chút là đạt yêu cầu.

Xoa bóp bấm huyệt nghinh hương

Huyệt nghinh hương có tác dụng thông khiếu, thanh khí hỏa, tán phong nhiệt, trị các bệnh các bệnh về mũi, mặt ngứa, mặt phù, liệt mặt (liệt dây thần kinh VII)..

Cách xác định vị trí: Huyệt nghinh hương nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (tương đương 0,8cm).

Cách day bấm huyệt: Dùng ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt vị để có thể tạo được lực bấm mạnh. Nên day bấm trong thời gian 1-3 phút, làm cả hai bên, ngày 1-2 lần.  Sau khi day bấm, có thể dán một miếng Salonpas kích thước 1 x 1cm hoặc thoa dầu vào hai huyệt này để làm nóng huyệt và hạn chế chảy nước mũi.

Nhìn chung, nghẹt mũi thường không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, đôi khi có thể tự xử trí đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nên đến khám bác sĩ khi nghẹt mũi đi kèm các triệu chứng dưới đây: mũi bị nghẹt trong hơn 3 tuần; đang bị sốt cao cũng như chảy nước mũi; bắt đầu cảm thấy ho kéo dài hơn 10 ngày, kèm theo chất nhầy màu xám hoặc chất nhầy màu vàng.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.