Nhờ tính kháng khuẩn cao, tinh dầu tràm có công dụng rất lớn trong việc chống cúm, ngừa viêm nhiễm ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt chúng ta cần dùng đúng cách.
- Bài thuốc dân gian trị biếng ăn ở trẻ hiệu quả
- 3 bài thuốc Đông Y trị bệnh còi xương hiệu quả ở trẻ nhỏ
- Cây ngưu tất: Vị thuốc hay trong Y học cổ truyền
Tinh dầu tràm mang đến nhiều công dụng cho người dùng
Tinh dầu tràm được lấy từ lá tươi của cây tràm,một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh dọc theo bờ biển và vùng Đồng Tháp Mười. Đây là loại tinh dầu đa công dụng, trong đó nổi bật nhất là khả năng chữa những căn bệnh thông thường. Nếu bị cảm cúm, lạnh chân tay, trứng cá… bạn có thể thực hiện theo cách của Y sĩ Y học cổ truyền sau:
Chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho
Để chống cảm lạnh và tránh gió cho người già và trẻ nhỏ bạn có thể dùng tinh dầu tràm hòa vào nước tắm hoặc dùng dầu tràm thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương… Cách này mục đích dự phòng các bệnh lý như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp. Điều này đặc biệt có ích cho trẻ nhỏ, kể cả các bé sơ sinh. Việc cơ thể được tắm với tinh dầu tràm cũng hạn chế việc muỗi hay côn trùng cắn..
Chống viêm nhiễm
Tinh dầu tràm pha với dầu thầu dầu với tỷ lệ 5-10% dùng nhỏ mũi để sát khuẩn, chống cúm, ngạt mũi. Dùng tinh dầu tràm pha với nước với nồng độ 0,2% để rửa vết thương. Bạn cũng có thể dùng tinh dầu xịt phòng giúp không khí được thông thoáng hoặc lâu nhà nhằm loại bỏ vi khuẩn.
Chống các chứng đau
Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp bên ngoài làm nóng để chữa đau khớp, nhức mỏi chân tay, đau đầu, đau bụng. Cho 1 giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng.
Trong các bài thuốc Y học cổ truyền cũng tư vấn, có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi nhằm mục đích giảm ho, long đờm và làm thông thoáng đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Khi bị đầy hơi đau bụng, có thể dùng tinh dầu tràm xoa bụng và uống 1 cốc nước nóng có nhỏ vài ba giọt dầu tràm
Trẻ nhỏ tắm nước tinh dầu tràm chống được cảm lạnh, muỗi đốt.
Chữa mụn nhọt, trứng cá, da dầu
Dùng bông gòn tẩm dầu tràm thoa trực tiếp lên da và các vùng tổn thương mỗi ngày 2 lần, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, nên thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T.
Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với những da khỏe và việc thoa tinh dầu cũng cần ít một, nếu cho quá nhiều tinh dầu sẽ khiến da bị nóng rát.
Chữa các bệnh về răng miệng
Nếu bị hôi miệng, viêm chân răng, chảy máu chân răng có thể nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ngày. Ngoài ra, thêm 1 giọt dầu tràm trà vào kem đánh răng cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Một lưu ý đặc biệt là không được uống tinh dầu tràm.
Trị gàu cho da đầu và nấm bàn chân
Dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể trị gàu và loại bỏ chấy, giúp phục hồi tóc khô và hư tổn. Dùng thường xuyên dầu gội có tinh dầu tràm, nang tóc và da đầu sẽ được “khơi thông”. Tóc giữ được độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Khi bị nấm bàn chân, dùng dầu tràm thoa vào vùng tổn thương.
Mặc dù mang đến vô vàn công dụng đối với sức khỏe cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur vẫn đưa ra khuyến cáo, tuyệt đối không dùng tinh dầu tràm với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com