Nhộng tằm là loại côn trùng có giá trị dinh dưỡng cao được rất nhiều người yêu thích và dùng làm những món ăn bổ dưỡng. Ngoài ra đây cũng là vị thuốc đông y có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh.
- Bật mí bài thuốc ngậm trị ho từ Y học cổ truyền vô cùng hiệu nghiệm
- Bài thuốc Y học cổ truyền đặc trị viêm amidan
- Thầy thuốc Đông y tiết lộ bài thuốc y học cổ truyền trị đau mắt đỏ
Nhộng tằm được đông y sử dụng làm thuốc từ khi nào?
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM
Nhộng tằm đã được sử dụng làm thuốc từ rất lâu ở nước ta. Theo sách Đông y, nhộng tằm còn có tên “Tàm dũng” hay “tiểu phong nhi”. Sau khi tằm làm kén, người ta lấy nhộng ra , loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô là có thể dùng, nhộng tằm nên bảo quản trong điều kiện khô mát để tránh hư hỏng.
Theo Đông y, nhộng có tính bình, vị cay, mặn, vào 2 kinh Vị và Tỳ. Có tác dụng sinh tân chỉ khát (chống khát, tăng dịch thể), sát trùng, liệu cam (chữa cam tích). Chủ trị trẻ nhỏ cam nhiệt (suy dinh dưỡng do nhiệt), người gầy còm, tiêu khát (đái tháo đường) và trừ giun đũa. Theo Y học hiện đại, nhộng là thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng cùng nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho cơ thể con người. Nhộng gồm 16 loại acid amin, dầu béo, các hoạt chất sinh học như Ecdysone, Bobmicesterin, Crustedysone, Bombykol cùng các vitamin A, B2, D và ergosterol.
Bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh từ nhộng tằm
Trẻ em chậm phát dục: Nhộng tằm 250 con luộc chín, sấy khô, sau đó đem rang vàng với dầu vừng, nêm đủ mắm muối, mỗi ngày ăn 10 con.
Trẻ em cam tích: Nhộng tằm rang chín, mỗi ngày ăn 10 con chiêu với mật ong.
Đau răng, cam răng: Nhộng 3g đốt tồn tính, tán bột, trộn dầu vừng bôi vào tổn thương.
Động kinh, co giật: Nhộng 5 con, cương tàm 10 con, bán hạ chế 15g, ngô công 1 con,
Quai bị: Nhộng 10 con, bản lam căn 30g, bồ công anh 30g, sắc uống.
Trĩ xuất huyết, xích lỵ: Nhộng 1g, hoa hòe 30g, chỉ xác 10g, trắc bá diệp 15g, sắc uống.
Trị giun: Nhộng rang chín mỗi ngày ăn 20 con.
Sởi: Nhộng 15g, sà sàng tử 10g, tạo giác thích 10g, bạch tiên bì 10g, khổ sâm 10g, sắc uống.
Chảy nước mắt nhiều khi ra gió: Nhộng 30g, ba kích 10g, cốc tinh thảo 10g, mật mông hoa 10g, mộc tặc 10g, sắc uống.
Riêng đối với loại tằm vôi (bạch cương tàm) là vị thuốc Đông y trị còi xương, sốt cao ở trẻ.
Trẻ em còi xương: Bạch cương tàm sao qua tán nhỏ, uống mỗi lần 0,5 đồng cân với nước sắc lá bạc hà.
Trẻ em sốt cao co giật: Bạch cương tàm, cúc hoa, tang diệp mỗi thứ 4,5g, câu đằng 6g, hoàng cầm 3g, chu sa 0,9g (tán bột uống), sắc uống.
Y sĩ y học cổ truyền khuyên những người sau đây không nên sử dụng nhộng tằm:
Người bệnh gout: Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM , Trong nhộng tằm có chứa nhiều chất đạm, vì lý do đó nên những người bị bệnh gout nên kiêng tuyệt đối, nếu sử dụng sẽ làm bệnh tát phát, đau nhức ngay lập tức.
Người có tiền sử dị ứng: Nhộng tằm có giá trị dinh dưỡng cao tuy nhiên bên trong nhộng có một số chất gây dị ứng do đó nếu phát hiện dị ứng khi ăn nhộng tằm như: buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đi ngoài, da bị mẩn đỏ cần phải kịp thời đi khám ngay và nên tránh ăn để tránh dị ứng, ngộ độc…