Ho gà là một chứng bệnh nguy hiểm vì vậy phải điều trị kịp thời. Khi mắc phải người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Y học cổ truyền sau đây.
Bệnh ho gà xuất hiện ở mọi lứa tuổi
Ho gà theo Y học cổ truyền gọi là bách nhật khái, kinh khái (ho cơn), thiên háo, dịch khái, kê khái, lô từ khái. Là một loại bệnh truyền nhiễm, thường gặp vào mùa đông xuân. Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng. Thường xuất hiện vào khoảng cuối mùa đông và đầu mùa xuân ở những trẻ dưới 10 tuổi. Vì đa số trẻ nhỏ hiện nay đã được chích ngừa 6 chứng bệnh lây trong đó có bệnh ho gà nên trên lâm sàng thường ít gặp.
Trong lâm sàng thường bắt gặp các thể loại như giai đoạn đầu: cảm nhiễm, phế hàn. Giai đoạn ho cơn thường do đờm, phế nhiệt. Giai đoạn hồi phục: phế khí hoặc phế âm hư. Theo Đông Y có nhiều cách điều trị như dùng thuốc sắc trị theo từng giai đoạn hoặc theo từng thể của bệnh.
Một số Bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh ho gà hiệu quả
Sau đây là một số phương thuốc Đông y trị ho gà đã được thực nghiệm cho kết quả tốt. Vì vậy người bệnh cóthể tham khảo một số phương tiêu biểu để có thể áp dụng khi cần thiết.
1/ Bài thuốc Giải trừ kinh khái thang: cường tằm, thuyền thoái, toàn yết, địa long, đởm nam tinh, hạnh nhân, thiên trúc hoàng đều 3g, thanh đại, cam thảo, hoàng cầm, địa cốt bì, qua lâu nhân, bách bộ đều 4g. Sắc uống. Tác dụng của phương là lương can, giải kính, thanh phế cổn đờm, ức khuẩn, chỉ khái.
Trong bài cương tằm, thuyền thoái, toàn yết, địa long để sơ can khứ phong, thông lạc, chỉ kinh. Can được sơ tiết thì sẽ không bị co rút, ho sẽ được cầm lại; thiên trúc hoàng, đởm nam tinh, qua lâu nhân thanh nhiệt, hóa đờm; bách bộ, hạnh nhân nhuận phế, ức khuẩn, chỉ khái; thanh đại, hoàng cầm, địa cốt bì lương can, thanh phế, tả hỏa, giải độc; cam thảo hoãn cấp giải kinh, điều hòa các vị thuốc.
Một số bài thuốc Y học cổ truyền trị ho gà
2/ Bài thuốc Tử trà nhị nhân thang: tử thảo, ải địa trà, sa sâm, tang bạch bì đều 10g, hạnh nhân, bối mẫu, đào nhân, cam thảo đều 5g. Sắc uống. Tác dụng của phương là hoạt huyết giải độc, khứ đờm chỉ khái.
Tử thảo giải độc thấu biểu, lương huyết; ải địa trà giải độc khứ đờm, lương huyết; hạnh nhân, bối mẫu lợi phế; sa sâm, cam thảo dưỡng tỳ phế; tang bạch bì, đào nhân tiêu đờm huyết.
3/ Bài thuốc Thuần khái thang: ma hoàng 7,5g, tỳ bà diệp (nướng mật) 15g, bạch giới tử 2,5g, khổ sâm 15g, đại hoàng 2 – 5g (tùy tuổi mà gia giảm). Sắc ba vị thuốc gồm tỳ bà diệp, bạch giới tử, khổ sâm trước với 300ml cho sôi, sau đó cho ma hoàng và đại hoàng vào sắc còn 45ml. Chia làm 3 lần, uống ấm. Tác dụng của phương là tuyên giáng phế khí, cổn đờm, thanh nhiệt, giải kính chỉ khái.
Ma hoàng tuyên phế khu biểu, bình suyễn, chỉ khái; tỳ bà diệp thanh túc phế khí, bình suyễn, giáng nghịch. Dùng chung với ma hoàng, một vị thanh một vị túc làm cho phế khí được tuyên giáng; bạch giới tử làm tan đờm dính lại, trấn ho, giảm kính; khổ sâm thanh nhiệt giải độc.
4/ Bài thuốc Bách tuyền long giả thang gồm những vị thuốc đông y sau: bách bộ 10g, tuyền phúc hoa 6g (bọc vào), địa long 5g, đại giả thạch 15g, bối mẫu, thiên môn, mạch môn đều 6g, hoàng cầm 3g, tỳ bà diệp (nướng) 1 lá. Sắc uống. Tác dụng của phương thuốc là túc phế giải kính, hóa đờm chỉ khái, dưỡng âm thanh nhiệt.
5/ Bài thuốc Bách nhật khái thang 2: đình lịch tử, tô tử, lai phục tử, bạch giới tử đều 4,5g, hạnh nhân, nhị sửu, tỳ bà diệp đều 3g, phòng kỷ 3,5g, đại táo 1 trái. Sắc uống. Tác dụng của phương thuốc là: tuyên phế, giáng khí, trừ đờm thấp, lợi tỳ vị. Thường uống 6 thang là khỏi.