Danh mục
Bệnh loãng xương nguy hiểm đến mức nào? Loãng xương là căn bệnh thường mắc phải ở người lớn tuổi và hiện nay có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh, điều này đã khiến khá nhiều người lo lắng cũng như thắc mắc về mức độ nguy hiểm mà căn bệnh này mang lại. Bật mí tác dụng tuyệt vời từ quả xoài ...
Trang chủ > Tin Y Tế - Sức Khoẻ > Bệnh loãng xương nguy hiểm đến mức nào?

Bệnh loãng xương nguy hiểm đến mức nào?

Loãng xương là căn bệnh thường mắc phải ở người lớn tuổi và hiện nay có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh, điều này đã khiến khá nhiều người lo lắng cũng như thắc mắc về mức độ nguy hiểm mà căn bệnh này mang lại.

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Hiểu được những lo lắng của mọi người về căn bệnh loãng xương, thì bài viết này các giảng viên Vật Lý Trị Liệu và Phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur xin chia sẻ một số thông tin về các tác hại của bệnh loãng xương mang đến cho người bệnh và một số phương pháp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này cụ thể như sau:

Những tác hại do bệnh loãng xương gây ra

Dễ bị gãy xương: Gãy xương là tác hại của bệnh loãng xương khá nặng nề mà bệnh gây ra đối với người bệnh. Người mắc bệnh này có thể gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ, thậm chí chỉ vì một cơn hắt hơi. Gãy xương thường xảy ra tại các vị trí chịu lực của cơ thể như cổ xương đùi, cột sống, xương cổ tay… vì các vị trí quan trọng, nguy hiểm nên người bệnh khó phục hồi, phải nằm tại chỗ  nhiều ngày, thậm chí phải nằm điều trị dài ngày ở bệnh viện. Do đó, nếu cảm thấy xương không đủ cứng cáp để duy trì hoạt động thường ngày , người bệnh hãy đến bệnh viện để đo mật động xương định kỳ nhằm đo lượng canxi và khoáng chất quan trọng khác trong xương, giúp dự đoán chính xác về nguy cơ gãy xương.

Bất lợi xấu cho sức khỏe: Việc nằm tại chỗ dài ngày do gãy xương gây cản trở sinh hoạt thường ngày của người bệnh và còn kéo theo nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Người bệnh có thể bị bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu , loét mục ở các điểm tỳ đè… Đó cũng là nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ ở người cao tuổi. Theo thông tin thống kê từ trang Tin Y tế – Sức khỏe cho thấy ở các nước phát triển có đến 20 % người cao tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu do các biến chứng khi phải nằm một chỗ.

Đau nhức xương, đau cột sống: Ở giai đoạn bệnh nặng, người bệnh loãng xương thường có triệu chứng đau nhức xương , đau đầu xương hay dọc theo các xương dài. Cơn đau tăng nặng khi vận động mạnh, khi thời tiết thay đổi. Các cơn đau xuất hiện ở thắt lưng hay lan sang một hoặc hai bên mạn sườn. Đi kèm với triệu chứng đau cột sống lưng là các triệu chứng như co cứng cơ dọc cột sống, giật cơ khi người bệnh đổi tư thế.

Rối loạn tư thế cột sống, chuột rút: Tác hại của bệnh loãng xương là gây rối loạn tư thế cột sống và người bệnh có thể bị chuột rút. Loãng xương làm các đốt sống bị lún, xẹp khiến người bệnh bị cong vẹo cột sống, gù lưng, giảm chiều cao, đôi khi có cảm giác ớn lạnh, chuột rút, khó chịu.

Bệnh loãng xương làm xương yếu đi và dễ gãy

Bệnh loãng xương làm xương yếu đi và dễ gãy

Những phương án phòng bệnh loãng xương cần biết

Tác hại của bệnh loãng xương gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống cho người bệnh. Do đó, mỗi người phải có ý thức phòng bệnh loãng xương. Người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ nên đến bệnh viện làm các xét nghiệm về cận lâm sàng đánh giá mật độ của xương và tình trạng của xương. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu là việc làm rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương ngày từ khi ban đầu.

Ngoài ra, những người đã đến tuổi trưởng thành kém phát triển chiều cao, cân nặng dưới 40kg hoặc giảm trọng lượng nhanh, cơ bắp yếu, thiếu hormon sinh dục, người nghiện rượu, sử dụng corticoid kéo dài, nghiện thuốc lá… cũng nên kiểm tra mật độ của xương. Khi đã được chẩn đoán bị bệnh loãng xương, việc điều trị phải kiên trì và theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bị bệnh loãng xương phải hết sức cẩn thận khi làm các động tác mạnh, đi lại cũng phải hết sức thận trọng tránh ngã, vấp, khuỵu, gập chân, tay, nhất là lên cầu thang vì rất dễ gây gãy xương, đặc biệt là xương đùi.

Muốn phòng bệnh loãng xương, nên nắm những Nguyên tắc cần chú ý nếu muốn phòng tránh bệnh loãng xương như là ăn uống đủ chất, đặc biệt là các loại thức ăn giàu protein, canxi, vitamin D như: tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi, sinh tố D. Nên ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì chúng có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương. Cần tập thể dục nhẹ nhàng , đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương. Những người đã bị loãng xương không nên làm các động tác mạnh, gấp gáp và tránh ngã, vấp. Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy tác hại của bệnh loãng xương gây ra nhiều phiền phức và bệnh tật cho người bệnh, cho nên những người có nguy cơ bị bệnh loãng xương nên đến bệnh viện để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

8

5 loại thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ

Nếu mỗi ngày bạn đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một giấc ngủ ...