Danh mục
Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh quai bị hiệu quả Quai bị là một bệnh truyền nhiễm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Vậy trong Y học cổ truyền chữa bệnh quai bị như thế nào? Bí kíp trị tự ra mồ hôi bằng phương pháp y học cổ truyền Hiểu đúng về thuốc Y học cổ truyền ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh quai bị hiệu quả

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh quai bị hiệu quả

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Vậy trong Y học cổ truyền chữa bệnh quai bị như thế nào?

Bệnh quai bị là một laoij bệnh truyền nhiễm

Bệnh quai bị là một laoij bệnh truyền nhiễm

Nguyên nhân bị bệnh quai bị là gì?

Theo bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Định cho biết: Nguyên nhân gây bệnh quai bị là do ôn dịch xâm nhập phế vệ qua đường mũi họng phạm tới hai kinh thiếu dương đởm và dương minh vị. Kinh thiếu dương phụ trách khí phong mộc, kinh dương minh phụ trách táo kim. Tà phong nhiệt xâm phạm vào hai kinh này gây uất kết ở vùng dưới tai, dưới hàm và má.

Hai là do can và đởm có mối liên quan biểu lý, khi kinh đởm bị tổn thương làm kinh can cũng bị ảnh hưởng mà gây ra. Tùy chứng trạng mà dùng bài thuốc phù hợp.

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh quai bị hiệu quả

Với trường hợp người bệnh bị ôn độc nhẹ

Cách điều trị hiệu quả nhất đó là sơ tán phong tà hoạt huyết.

Sử dụng bài thuốc y học cổ truyền sau:

Liên kiều bại độc tán: khương hoạt 8g, phòng phong 6g, cát cánh 8g, liên kiều 6g, hồng hoa 4g, độc hoạt 8g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 8g, tô mộc 6g, kinh giới 4g, thăng ma 6g, xuyên khung 4g, đương quy vĩ 8g, thiên hoa phấn 12g.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 1.400ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm chia đều 6 lần, ngày uống 5 lần, tối uống 1 lần. Chú ý: Trẻ nhỏ tuỳ tuổi mà có liều thuốc thích hợp.

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh quai bị

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh quai bị

Đối với trường hợp ôn độc nặng

 Cách điều trị hiệu quả: Thanh hỏa giải độc tuyên tiết phong nhiệt.

Sử dụng bài thuốc sau:

 Phổ tễ tiêu độc ẩm: hoàng cầm 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 4g, huyền sâm 16g, liên kiều  8g, bản lam căn 8g, ngưu bàng tử 16g, bạc hà tươi 16g, bạch cương tàm 12g, cát cánh 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 6g.

Hướng dẫn cách dùng: bạch cương tàm sao, bản lam căn tán bột mịn. Các vị trên (trừ bản lam căn) sắc với 1.800ml nước lọc bỏ bã lấy 250ml, sau đó cho bản lam căn vào đun sôi quấy đều. Uống chia đều 6 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 2 lần.

Sử dụng thuốc bôi ngoài có thể dùng các bài thuốc sau đây

Bài 1: Hạt cam thảo dây tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, bôi lên nơi sưng.

Bài 2: Thiên hoa phấn, đậu xanh lượng bằng nhau, tán bột, hòa với nước ấm thành dạng bột rồi bôi lên nơi sưng, ngày 3 lần.

Bài 3: Xích tiểu đậu 20g, đại hoàng 8g, thanh đại 20g. Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 5g trộn với lòng trắng trứng gà bôi ngày 3 lần.

Bài 4: Hạt gấc 3-4 hạt đốt thành than, cói chiếu 5g đốt thành than. Hai thứ trộn đều rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng.

Bài 5: Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào nơi sưng đau.

Bài 6: Xích tiểu đậu tán vụn, trộn với lòng trắng trứng gà hoặc mật ong thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng.

Bài 7: Đem tỏi giã nát trộn với giấm thanh rồi bôi lên tổn thương,  ngày 2-3 lần.

Nguồn: Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.