Danh mục
Chữa huyết áp thấp hiệu quả từ các bài thuốc y học cổ truyền Huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất kỳ người nào nhưng phần lớn là ở nam giới. Bệnh này có thể sử dụng thuốc tây y hoặc đông y để chữa. Tuy nhiên bài viết dưới đây sẽ đưa ra phương pháp chữa bằng các bài thuốc y học cổ truyền. Các bài ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Chữa huyết áp thấp hiệu quả từ các bài thuốc y học cổ truyền

Chữa huyết áp thấp hiệu quả từ các bài thuốc y học cổ truyền

Huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất kỳ người nào nhưng phần lớn là ở nam giới. Bệnh này có thể sử dụng thuốc tây y hoặc đông y để chữa. Tuy nhiên bài viết dưới đây sẽ đưa ra phương pháp chữa bằng các bài thuốc y học cổ truyền.

Nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp là gì?

Nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp là gì?

Các nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp

Theo Bác sĩ Y học cổ truyển Nguyễn Hữu Định cho biết nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp bao gồm:

Do ốm yếu lâu ngày cơ thể suy nhược;

Do thận dương hư suy giảm;

Do khí huyết lưỡng hư. Sự điều tiết thích nghi của cơ thể không đáp ứng được kịp thời.

Để điều trị bệnh huyết áp thấp bằng các bài thuốc y học cổ truyền cần phải dựa vào chứng trạng và thể bệnh để có phương dược thích hợp.

Các bài thuốc y học cổ truyền chữa huyết áp thấp

Đối với trường hợp thể khí huyết lưỡng hư

Dấu hiệu nhận biết: Thường bị choáng đầu buốt đầu, mệt mỏi như mất sức, chân tay yếu mềm, hoa mắt, tức ngực khó thở. Người bệnh muốn nằm. Huyết áp tối đa nhỏ hơn 100mmHg. Với trường hợp này nên sử dụng 2 bài thuốc Y học cổ truyền sau:

Bài 1: Xuyên khung 12g, đương quy 16g, thục địa 12g, bạch thược 12g, ngũ gia bì 12g, hà thủ ô 12g , tần giao 10g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 8g, ngũ vị 10g, cẩu tích 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Bạch truật 16g, thục địa 12g, đại táo 12g, đương quy 16g, chích thảo 12g, cẩu tích 12g, sơn thù 12g, phụ tử 8g, đẳng sâm 16g, gừng khô 8g, quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Các bài thuốc y học cổ truyển chữa trị bệnh huyết áp thấp

Các bài thuốc y học cổ truyển chữa trị bệnh huyết áp thấp

Trong trường hợp thể mệnh môn hỏa suy

Hỏa ở mệnh môn còn gọi là “tướng hỏa”. Nó giữ vai trò điều tiết cho cơ thể. Khi mệnh môn hỏa hư suy, khả năng cân bằng âm dương không còn tác dụng.

Biểu hiện có thể thấy đó là mệt mỏi đuối sức, đau ngực khó thở, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, thân nhiệt hạ thấp, mạch nhanh yếu, huyết áp tụt.

Bài 1: Cố chỉ 10g, phụ tử 10g, can khương 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, ngải diệp (khô) 16g, phòng sâm 16g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Nhân sâm 12g, can khương10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, cố chỉ 10g, ngũ vị 10g, cao lương khương 12g, cẩu tích 12g, biển đậu 16g, chích thảo. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Nhân sâm 12g, đẳng sâm 12g, can khương 10g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung, đương quy 16g, cẩu tích 12g, phụ tử 8g, hoài sơn 16g, liên nhục (hạt sen đã bỏ vỏ cứng) 16g, đại táo 6 quả, trần bì (sao) 10g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Với trường hợp thể thận dương hư

Dấu hiệu nhận biết cơ thể mỏi mệt, đau đầu buốt đầu, chân tay yếu mềm, vã mồ hôi, thân nhiệt thấp, phân lỏng. Huyết áp tối đa nhỏ hơn 100mmHg. Sử dụng 2 bài thuốc Đông y sau:

Bài 1: Các vị thuốc Đông y bao gồm: Ngưu tất 16g, đỗ trọng 12g, thỏ ty tử 12g, cố chỉ 10g, cẩu tích 12g, bạch truật 16g, ngũ vị 10g, kinh giới 12g, ngũ gia bì 12g, quế 10g, sinh khương 8g, củ đinh lăng 16g, trần bì (sao) 12g, đẳng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Tần giao 10g, bạch truật 16g, thương truật 12g, hậu phác 12g, ngũ gia bì 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, sinh khương 8g, cao lương khương 12g, cố chỉ 10g, ngải diệp 16g, hà thủ ô (chế) 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, nhân sâm 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nguồn: Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.