Danh mục
Cây cỏ xước: Vị thuốc đông y trị bệnh xương khớp rất hiệu quả Cây cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, hoài ngưu tất, là một trong những vị thuốc có công dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt bệnh khớp rất an toàn và hiệu quả. Mọi người cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé. Những tác dụng bất ngờ với sức khỏe ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Cây cỏ xước: Vị thuốc đông y trị bệnh xương khớp rất hiệu quả

Cây cỏ xước: Vị thuốc đông y trị bệnh xương khớp rất hiệu quả

Cây cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, hoài ngưu tất, là một trong những vị thuốc có công dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt bệnh khớp rất an toàn và hiệu quả. Mọi người cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Cây cỏ xước

Cây cỏ xước

Cây cỏ xước là cây gì?

Theo bác sĩ Trung cấp Y học cổ truyền, Cỏ xước là một trong những loại thực vật thường thấy ở đồng ruộng, bờ bụi, thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao khoảng 1m, có khi cao tới 2m. Lá mọc đối có cuống, dài từ 5-12cm, rộng 2-4cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá.

Quả nang có lá bắc còn lại tạo thành hình gai nhọn, dễ mắc vào sớ vải khi chạm phải. Vỏ quả mỏng, dính vào hạt, hạt hình trứng dài, dày 1mm. Mùa hoa quả thường vào tháng 7-12.

Cỏ xước còn có tên gọi khác như hoài ngưu tất, ngưu tất nam, nhả khanh ngù (Tày), Cỏ nhả lìn ngu (Thái), Hà ngù.

Tên khoa học: Achyranthes aspera L., Họ Rau dền – Amaranthaceae

Ở các vùng trồng hiện trồng giống ngưu tất di thực của Trung Quốc, có rễ to hơn cây cỏ xước mọc hoang hay còn gọi là ngưu tất Việt Nam.

Thành phần hóa học trong cây cỏ xước

Trong thân cỏ xước có chứa:

  • 81,9% nước
  • 3,7% protid
  • 9,2% glucid
  • 2,9% xơ
  • 2,3% tro
  • 2,6% carotene
  • 2,0% vitamin C

Trong rễ cỏ xước chứa:

  • Acid oleanolic (sapogenin)

Trong hạt cỏ xước có:

  • Hentriacontane và saponin 2%
  • Acid oleanolic
  • Saponin oligosaccharide
  • Acid oleanolic 1,1%.

Mùi vị: Cây cỏ xước có vị đắng, hơi chua, tính mát, không độc, quy vào 2 kinh can và thận

Cây cỏ xước có tác dụng gì?

Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền cho biết, trong Đông y cỏ xước dùng để hoạt huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt, tiêu ứ, điều kinh, thông tiểu, giải nhiệt. Cụ thể trong những bệnh lý như:

  • Bầm máu
  • Viêm gan
  • Nhiễm trùng thận
  • Tăng cholesterol trong máu
  • Bệnh gout, đau nhức xương khớp
  • Kinh nguyệt không đều

Trong y học hiện đại:

  • Thúc đẩy khả năng tổng hợp protein trong cơ thể
  • Hạ áp, làm hưng phấn cơ ở tử cung (thử nghiệm với ếch)
  • Kích thích tiểu tiện, giảm đường và cholesterol
  • Chống viêm, giảm đau, tăng cường sức đề kháng
  • Hoạt động dược lý ở động vật cho thấy chống oxy hóa, hạ đường huyết, giảm lo âu, chống động kinh

Cây cỏ xước giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả

Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền cho biết một số bài thuốc được dùng để hỗ trợ và điều trị bệnh xương khớp hiệu quả từ vị thuốc đông y cây cỏ xước như sau:

Cỏ xước chữa viêm khớp dạng thấp

Rễ cỏ xước tẩm rượu sao vàng 20g, độc hoạt 12g, tang sinh ký 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6 g.

Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ

Chia nước sắc được uống 3 lần/ngày, mỗi ngày một thang, dùng trong 10 ngày.

Chữa đau nhức xương khi thời tiết thay đổi

Cỏ xước 15-20g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày; uống theo từng đợt (15 ngày cho 1 liệu trình);

Rễ cỏ xước 40g, rễ lá lốt 20g, có thể thêm thân và rễ cây ké đầu ngựa 40g; sắc nước uống.

Cỏ xước chữa đau thần kinh tọa

Dùng rễ cỏ xước 20g, lá lốt 16g, thiên niên kiện 12g, củ ráy sao 12g, tô mộc 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 16g, ngải cứu 12g, ý dĩ 20g, lá thông 12g, nước 1000ml.

Sắc 1 lít nước đến khi còn 300ml; chia 2 lần uống trong ngày.

Cây cỏ xước trị bệnh gout

Dùng cỏ xước, lá tất bát, rễ cây cẩu trùng vĩ, rễ bưởi bung mỗi vị 15g.

Thái mỏng, sao vàng các nguyên liệu trên.

Sắc 4 bát nước đến khi còn 2 bát, uống 3 lần trong ngày.

Kiên trì dùng từ 7-10 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước trong hỗ trợ trị bệnh

Chống chỉ định

Cỏ xước không nên sử dụng cho một số đối tượng như:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người đang trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Nam giới bị di tinh, mộng tinh
  • Người có vấn đề dạ dày, ruột vì có thể gây tiêu chảy, đau bụng

Thận trọng khi sử dụng

Hiện nay chưa có tài liệu nào ghi nhận những tác dụng phụ từ cây cỏ xước. Tuy nhiên, để thấy được tác dụng, bạn cần thận trọng:

Không nên dùng quá 100g cỏ xước/ngày

Không dùng cho người dị ứng với các thành phần trong dược liệu

Khi sử dụng cỏ xước chữa sỏi thận, nên dùng nước sạch, tốt nhất là nước lọc để tốt cho thận

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe