Danh mục
Cây ngải dại – Vị thuốc cỏ dại chữa bệnh ngoài da Ngải dại Là cây moc hoang dại có nhiều đặc điểm tương tự gần giống cây Ngải cứu, nên làm nhiều người nhầm lẫn. Cây ngải dại là dược liệu nổi bật với các bài thuốc điều trị bệnh ngoài da như nổi mề đay mẩn ngứa, á sừng vảy nên,.. Hãy cùng Giảng viên ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Cây ngải dại – Vị thuốc cỏ dại chữa bệnh ngoài da

Cây ngải dại – Vị thuốc cỏ dại chữa bệnh ngoài da

Ngải dại Là cây moc hoang dại có nhiều đặc điểm tương tự gần giống cây Ngải cứu, nên làm nhiều người nhầm lẫn.

Cây ngải dại là dược liệu nổi bật với các bài thuốc điều trị bệnh ngoài da như nổi mề đay mẩn ngứa, á sừng vảy nên,..

Hãy cùng Giảng viên Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về loại dược liệu này về công dụng và những lưu ý khi sử dụng nhé!

  • Điều trị tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng đông y
  • Vị thuốc đông y mã tiền và những bài thuốc chữa bệnh
  • Khám phá 9 bài thuốc đông y chữa bệnh từ Đại táo

Cây ngải dại

1. Đặc điểm cây ngải dại

Tên gọi khác:  Cây mẫu hoa, ngải hoang,

Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.  indica Willd. họ Cúc (Asteraceae).

1.1. Mô tả thực vật cây ngải dại

Có nhiều đặc điểm gần giống nên cây Ngải dại dễ nhầm cây Ngải cứu nhưng nó là một loại cây hoàn toàn khác biệt, lá cây là điểm khác biệt .

Theo Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Lá mặt trên cây ngải dại màu xanh nhạt, mặt dưới ít lông màu xám nhạt, lá mặt trên ngải cứu màu sẫm đen còn lá mặt dưới phủ đầy lông mịn trắng như nhung. Mùi của lá cây ngải dại vò ra.mùi đặc trưng dễ phân biệt, do hắc hơn so với ngải cứu

1.2. Phân bố:

Là Cây dại mọc hoang thành đám, phân bố tự nhiên, trên những khu vực đất ẩm ướt ven đường, ven rừng, trên nương rẫy hoặc gần khe suối cây có ở khắp các tỉnh miền núi phía bắc nước ta với độ cao khoảng 800m trở lên. cây ngải dại có nhiều ở các tỉnh như: Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu…

Loại cây này sinh trưởng mạnh từ tháng 4 – 7 hằng năm, sau đó bắt đầu ra hoa quả. Nhiệt độ thích hợp cho cây là 13-18 độ C.để phát triển

2. Bộ phận dùng

Toàn cây trừ rễ (Phần trên mặt đất), dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô

3. Cây ngải dại có tác dụng gì?

*Theo Y học Cổ truyền,:

Cây ngải dại có tính mát, vị đắng, khi vào cơ thể có tác dụng làm thanh lọc và loại bỏ độc tố trong cơ thể. chúng thường được dùng như một vị thuốc giúp chữa trị các triệu chứng lở loét và ngứa ở da do bệnh viêm da cơ địa gây ra. Và thường được dùng phối hợp các dược liệu khác trong các bài thuốc tiêu viêm, giải nhiệt,…

*Theo Y học hiện đại:

Theo ông Showkat Rashid cùng các cộng sự cho thấy, hoạt chất trong cây ngải dại phần lớn là các loại tinh dầu. Có vai trò như một chất kháng khuẩn ,kháng nấm, và chống viêm tự nhiên. Nên  có công dụng chữa nấm, khử trùng tốt nên được kết hợp sử dụng trong điều trị các bệnh da liễu, hạ sốt,…

Cây ngải dại,  Qua một số nghiên cứu cho thấy còn có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy và đau rát da, đặc biệt hơn là khả năng gây độc với 4 dòng tế bào ung thư: như ung thư gan,  phổi, đại tràng và ung thư máu.

4. Một số bài thuốc từ cây ngải dại

1. Điều hoà kinh nguyệt

Dùng lá cây ngải dại 10g đã rửa sạch và phơi khô đi sắc với 200ml nước.

Săc còn khoảng 50ml thì dừng lại.

uống nước sắc trong 1 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt đến, uống 1 lần/ngày trước ngày hành kinh.

2. Điều trị đau đầu, cảm cúm

Theo vị thuốc đông y dùng  lá cây ngải dại 20g sắc cùng 20g lá cúc tần và 10g gừng tươi để lấy nước uống

uống khi còn nóng và xông cho mồ hôi toát ra, Sau đó đắp chăn cho mồ hôi toát ra sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Sau đó đắp chăn cho mồ hôi toát ra sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị đau đầu, cảm cúm.

3. Cây ngải dại chữa trị viêm da cơ địa

Với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tốt quá trình làm lành với thương với ưu điểm độ an toàn cao và không gây kích ứng da. Do đó, loại cây này thường được sử dụng trong các bài thuốc ngoài da, nổi bật là bài thuốc trị viêm da cơ địa.

Chuẩn bị 30-50 gram lá ngải dại, rửa sạch và để ráo nước

Dùng tay vò nát lá và cho vào nồi cùng với 1 ít muối hạt to, đổ nước ngập vào nồi

Đun sôi trong vòng 15 phút rồi tắt bếp để nguội

Dùng nước này ngâm mình hoặc vùng da bị bệnh khoảng chừng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch

Bệnh nhân nên thực hiện 2 – 3 lần / ngày và áp dụng liên tục trong khoảng 15-20 ngày.

Ngâm nước cây cải dại giúp chữa viêm da cơ địa ở bàn chân.

5. Các lưu ý khi sử dụng

– Tác dụng của cây ngải dại trong chữa trị bệnh chỉ mang tính hỗ trợ. Không được tự ý dùng để thay thế chỉ định chữa trị mà bác sĩ đã đề ra.

– Các bài thuốc thường không thể phát huy tác dụng ngay lập tức sau 1-2 lần dùng. Do đó người dùng phải kiên trì dùng thì bệnh mới có thể thấy được sự thay đổi

– Là loài mọc hoang dã, dễ nhiễm bụi bẩn hoặc các chất độc hại  nên lựa chọn thu hái dược liệu ở các vị trí sạch sẽ, ít bụi bẩn và không tiếp xúc với hóa chất trước đó.

– Khi sử dụng cây để chữa bệnh, nếu cơ thể xuất hiện các bất thường dấu hiệu dị ứng gì thì ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay để được xử trí kịp thời.

Với những thông tin trong bài viết trên Giảng viên Cao đẳng Dược đã giúp người dùng, bạn đọc hiểu rõ hơn về cây ngải dại, Là thảo dược tự nhiên được dùng rộng rãi trong dân gian trị các chứng bệnh ngoài da, trong đó có viêm da cơ địa, Để nâng cao hiệu quả khi sử dụng người dùng cần có sự tham vấn  của thầy thuốc chuyên môn và cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc nhé/.,

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe