Danh mục
Điều trị bong gân bằng thuốc y học cổ truyền Bong gân là tình trạng dây chằng bị căng quá mức, hoặc bị rách gây đau nhức, vận động của các khớp bị hạn chế. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, bong gân có thể gây ra những hậu quả khó lường. Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Điều trị bong gân bằng thuốc y học cổ truyền

Điều trị bong gân bằng thuốc y học cổ truyền

Bong gân là tình trạng dây chằng bị căng quá mức, hoặc bị rách gây đau nhức, vận động của các khớp bị hạn chế. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, bong gân có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Điều trị bông gân bằng thuốc y học cổ truyền Tình trạng bong gân

Hiểu đúng về bong gân

Bong gân là tình trạng tổn thương gân, cơ, dây chằng, bao khớp tại các khớp; cấu trúc nối giữa 2 hoặc nhiều xương quanh một khớp bị căng quá mức hoặc bị rách gây đau nhức, giảm hoặc mất vận động khớp. Thông thường, vị trí bong gần nằm ở khớp cổ chân.

Cần lưu ý rằng, một trong những tình trạng khá giống với bong gân chính là căng cơ. Đây là tình trạng gân cơ bị rách hoặc căng quá mức, trong đó gân cơ là những sợi mô dày đặc kết nối xương với cơ.

Các bác sĩ/thầy thuốc cần phân biệt một cách rõ ràng đề điều trị một cách hiệu quả.

Nguyên nhân nào gây ra bong gân?

Theo bác sĩ Trần Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nguyên nhân gây ra bong gân thường gặp nhất chính là do lao động nặng, chơi thể thao hay mang vác vật nặng hoặc cũng có thể do bản thân bước hụt dẫn đến tổn thương gân mạch, ứ trệ khí huyết mà thành.

Những người bị bong gân thường có cảm giác đau buốt, sưng đỏ hoặc xanh tím, phù nề quanh khớp bị tổn thương.

Bài thuốc y học cổ truyền trị bong gân hiệu quả

Dẫn nguồn từ báo SK&ĐS, Y sĩ y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu đến bạn đọc một số bài thuốc trị bông gân đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:

Bài 1: Chuẩn bị: Lá bưởi tươi. Sau đó đem rửa sạch, giã nát, trộn với ít rượu trắng đắp vào chỗ đau, mỗi ngày đắp 1–2 lần.

Bài 2: Chuẩn bị: Rau hẹ tươi. Sau đó đem rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ tổn thương. Ngày đắp 1–2 lần.

Bài 3: Chuẩn bị: Băng phiến 5g, lạc nhân 60g. Cả hai vị đem giã nát, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 1 lần.

Điều trị bong gân bằng thuốc nam

Bài 4: Chuẩn bị: Gừng tươi 20g, dây bí ngô 50g. Đem giã nát 2 vị trên rồi đắp vào chỗ đau. Bạn cũng có thể dùng băng để cố định thuốc tại chỗ đau, thỉnh thoảng nhỏ thêm ít rượu loãng vào miếng thuốc đắp.

Bài 5: Chuẩn bị: 60g đậu phụ, hành 2–3 củ. Đem cả 2 thứ giã nát rồi đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 1 lần.

Bài 6: Chuẩn bị: Lá cây nhãn, đem sấy khô, giã nát trộn với bột chín làm thành hồ, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày có thể làm 1–2 lần.

Bài 7: Chuẩn bị: Hạt dành dành 12g, lá sen tươi 60g. Cả hai vị đem giã nát, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 1 lần.

Bài 8: Chuẩn bị: Hành củ, gừng già và cỏ gấu, lượng bằng nhau, đem cả 3 vị giã nát rồi trộn với bột mỳ và rượu trắng rồi đắp vào chỗ đau.

Lưu ý:

– Không cố định khớp bị tổn thương, vì điều này có thể làm cho các tổn thương lâu lành.

– Không bôi cao xoa, dầu nóng vào chỗ đau, vì điều này có thể làm sưng nề tăng thêm.

Ngoài ra, những bài thuốc y học cổ truyền trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên tự ý dùng khi chưa có chỉ định của thầy thuốc/bác sĩ.

Nguồn: Báo SK&ĐT – Y sĩ y học cổ truyền tổng hợp

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.