Ô mai được biết như một loại thực phẩm quen thuộc trong ngày tết, tuy nhiên ít ai biết rằng Ô mai còn là một vị thuốc Đông y được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh thần kỳ.
- Quả la hán: Vị thuốc Đông y có nhiều công dụng đối với sức khỏe
- Bất ngờ với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Húng chanh
- Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Bồ công anh
Ô mai thường mọc hoang nhiều ở nước ta
Thông tin cần biết về cây Ô mai
Ô mai ở một số địa phương khác còn hay gọi là Mơ, có tên khoa học là Armeniaca vulgaris Lamk, thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae). Cây Ô mai cao khoảng 3m -4m. Lá đơn, hình bầu dục, mọc so le , lá có cuống, ngọn lá nhọn, mép có khía răng nhọn. Hoa trắng 5 cánh. Quả hạch màu vàng xanh có lông tơ. Mơ được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, nhiều nhất ở chùa Hương (Hà Sơn Bình).
Theo Đông y, Ô mai có vị chua hay chát, tính bình có tác dụng Kiện Vị, cố trường, nhu Can; Thu liễm, sinh tân, an hồi, khu trùng; Sáp trường, sát trùng, liễm Phế, sinh tân dịch.
Thành phần hóa học của cây Ô mai
Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Ô mai có một số thành phần hóa học như Malic acid, Citric acid, Succinic acid, Sitosterol.
Ô mai và một số tác dụng dược lý
- Tác dụng chống dị ứng: Trên súc vật thí nghiệm , nước sắc Ô mai có tác dụng giảm tỉ lệ tử vong của chuột lang gây choáng bằng chất Albumin (Chinese Herbal Medicin).
- Tác dụng chống ung thư: In vitro, Ô mai có tác dụng ức chế trên 90 % ung thư cổ tử cung loại JTC26 (Chinese Herbal Medicin).
- Nước sắc Ô mai có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn gây viêm phổi, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn Salmonella typhi , Shigella sonnei, nhiều loại trực khuẩn khác và 1 số nấm gây bệnh (Chinese Herbal Medicin).
- Trên thực nghiệm súc vật chứng minh rằng Ô mai có tác dụng làm táng miễn dịch của cơ thể (Trung Dược Học).
- Ô mai có tác dụng ức chế ruột cô lập của thỏ. Bài Ô Mai Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược) có tác dụng làm thư giãn cơ Oddi và tăng tiết mật (Trung Dược Học).
Ứng dụng Ô mai vào bài thuốc chữa bệnh hữu ích
Ô mai là một loại thực phẩm không thể thiếu trong ngày tết
- Chữa kiết lỵ ra mủ, máu: Ô mai 40 g, bỏ hột, đốt sơ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm là khỏi ngay (Thánh Tế Tổng Lục).
- Trị kiết lỵ, khát: Ô mai, sắc nước uống thay nước trà hàng ngày (Phù Thọ Tinh Phương).
- Chữa tiêu khát, phiền muộn: Ô mai nhục 80 g, sao sơ. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắcvới 2 chén nước, còn 1 chén, lọc bỏ bã, cho thêm 200 hạt Đạm Đậu xị vào sắc tiếp còn ½ hén, uống nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).
- Trị xích lỵ, bụng đau: Ô mai nhục, Hoàng liên (sao) đều 160g. tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước cơm (Thánh Huệ phương).
- Chữa sản hậu bị chứng lỵ, khát: Ô mai 20 trái, Mạch môn 12 phần. Mỗi lần dùng 1 chén nước, sắc còn 7 phân, uống dần (Tất Hiệu Phương).
- Chữa tiêu khát, tiểu đường: Ô mai, Thiên hoa phấn, Cát căn, Hoàng kỳ, Mạch môn đều 10 g, Cam thảo 3g. Sắc uống. Hoặc chế thành hoàn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g (Ngọc Tuyền Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
- Trị ho lâu ngày, cơ thể mệt mỏi: Ô mai, lượng vừa đủ nấu thành cao. Mỗi tối, trước lúc đi ngủ, uống với mật ong (Ô Mai Cao – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa hưu tức lỵ rất thần hiệu: Ô mai, Tế trà (trà vụn nhỏ), Can khương. Ba vị bằng nhau, tán bột, làm thành viên, uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Chữa lỵ lâu ngày, tiêu chảy lâu ngày: Ô mai, Nhục đậu khấu, Kha lê lặc đều 12 g, Anh túc xác 6g, Thương truật, Đảng sâm, Phục linh đều 12g, Mộc hương 6g, Cam thảo 4g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g. hoặc sắc uống (Cố Trường Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị ho lâu ngày do Phế hư: Ô mai 12g, Anh túc xác 6g, Bán hạ, Hạnh nhân đều 12 g, Tô diệp 8g, A giao, Sinh khương đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Nhất Phục Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa giun chui ống mật: Ô mai, Tân lang, Khổ luyện căn bì, Sử quân tử đều 12 g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị bụng đau do giun: Ô mai 12g, Xuyên tiêu 4g, Đại hoàng, Mang tiêu, Tân lang đều 12g, Mộc hương 6g, Chỉ thực, Khổ luyện căn bì đều 12g, Can khương 6g, Tế tân 4g. sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa gan viêm do virus: Ô mai 40g-50 g (trẻ nhỏ giảm liều), sắc với 500ml nước còn 250 ml, chia làm 2 lần uống, ngày 1 thang. Đồng thời có uống thêm Vitamin C và B. đã trị 74 ca, 66 ca kết quả tốt, có kết quả 7 ca, không kết quả 1 ca. Thuốc có tác dụng hạ men Transaminasa, hết vàng da, các triệu chứng lâm sàng giảm bớt (Từ Tuyền – Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 11: 694).
- Chữa trĩ nội: Lục Đức Viêm dùng Ô mai chế thành thuốc chích (0,4 g thuốc sống/ml, mỗi lần dùng 5 – 20ml, tối đa không quá 30ml). Cho bệnh nhân nằm nghiêng, gây tê vô trùng, cho búi trĩ ra ngoài hậu môn, chích vào trung tâm búi trĩ, vào tầng dưới niêm mạc cho đến khi búi trĩ thay mầu. Đã trị 110 ca các loại nội trĩ, trĩ hỗn hợp, kết quả tốt (Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1980, 5: 29).
- Trị trẻ nhỏ tiêu chảy: Mã Nghiệp Canh dùng: . Trẻ dưới 1 tuổi: Ô mai 1g, Bicarbonat Natri 0,25 g x 3 lần /ngày. . Trẻ trên 1 tuổi: Ô mai 1,5g, Bicarbonat Natri 0,25g x 3 lần /ngày.
Các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng lưu ý với các bạn đọc rằng nếu ăn nhiều Ô mai răng sẽ bị tổn thương, sốt rét mới phát, kiết lỵ mới bị: không dùng; Có thực tà: không nên dùng.