Danh mục
Lý thuyết Y học cổ truyền trong điều trị hen suyễn Hen suyễn theo Y học cổ truyền là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư, trong họng phát ra tiếng hen hít thở gấp gáp, khí đưa lên nhiều, xuống ít là suyễn. Trị mụn trứng cá tận gốc bằng các bài thuốc Y học cổ truyền Bài thuốc Đông y chữa ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Lý thuyết Y học cổ truyền trong điều trị hen suyễn

Lý thuyết Y học cổ truyền trong điều trị hen suyễn

Hen suyễn theo Y học cổ truyền là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư, trong họng phát ra tiếng hen hít thở gấp gáp, khí đưa lên nhiều, xuống ít là suyễn.

Lý thuyết y học cổ truyền trong điều trị hen suyễn

Lý thuyết y học cổ truyền trong điều trị hen suyễn

Hen suyễn còn được gọi là phế quản điển hình với 4 triệu chứng chính khò khè, ho nhiều, nặng ngực và khó thở. Hen là bệnh mạn tính phổ biến hiên nay, ở nước ta có hơn 4 triệu người mắc bệnh, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.

Nguyên nhân gây ra hen suyễn

Lý thuyết Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân sinh ra bệnh hen là do công năng của ba dạng Tỳ – Phế – Thận không được điều hòa và suy yếu. Trong đó chức năng của tạng Phế kém dẫn đến việc điều khí rối loạn gây nên hiện tượng khó thở; Đờm xuất hiện do tạng Tỳ không vận hóa được mà sinh ra. Đờm ở phế uqanr sẽ làm tác nghẽn gây khó thở đối với người bệnh; tạng Thận không nạp khí nên khí chuyển nghịch gây khó thở.

Người mác bệnh hen suyễn tinh thần luôn căng thẳng, không thể lao động nặng nhọc, thể chất gầy yếu xanh xao, có thể dân tới tổn thương phổi và tim, sức khỏe ngày càng suy kiệt.

Nguyên tắc điều trị bệnh hen suyễn theo Đông y

Phương pháp Đông y tập trung điều trị hen suyễn từ gốc, có thể thời gian điều trị lâu hơn so với Tây y nhưng tránh được tình trạng bệnh tái phát về sau.

Nguyên tắc điều trị hen suyễn theo Đông y

Nguyên tắc điều trị hen suyễn theo Đông y

Đối với hen suyễn mạn tính, việc phục hồi và điều hòa 3 tạng Tỳ – Phế – Thận sẽ giúp bệnh chuyển nhanh và không tái phát, nhờ vậy mới có thể trị dứt điểm được.

Các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị hen suyễn

Trên lâm sàng, hen suyễn được chia ra làm 2 loại là hen và suyễn. Hen có hen hàn và hen nhiệt, suyễn có suyễn thực và suyễn hư. Các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị hen suyễn cũng được nghiên cứu phù hợp với từng thể bệnh.

Bài thuốc trị hen hàn

Hen hàn do nhiễm phong hàn hoặc gặp phải các chất lạ do ăn uống hoặc tiếp xúc gió lạnh,…  gây ra khó thở, khó khè, nằm hay ngồi đều không yên kèm thoe triệu chứng tức ngực, có đờm, têu lưỡi.

Nguyên tắc điều trị: giải biểu tán hàn, thông lợi phế khí.

Bài thuốc: Tô tử giáng khí thang: Tô tử 12g, bán hạ 20g, đương quy 20g, hậu phác 16g, tiền hồ 16g, nhục quế 8g, trần bì 8g, cam thảo 8g.

Cách dùng: Tô tử giã dập, bán hạ chế, hậu phác cạo bỏ vỏ. Tám vị trên + nước 1.600ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Châm cứu: Châm tả các huyệt phế du, định suyễn, phong long, túc tam lý, thiên đột.

Bài thuốc điều trị thể hen nhiệt

Do nhiệt uất tích ở trong lại cảm phải phong tà gây ra hen nhiệt dân đến khó thở khò khè, bứt rứt khó chịu, tức ngực, đờm vàng, rêu lưỡi vàng đục, chất lưỡi đỏ. Mạch sác.

Nguyên tắc điều trị: Thông lợi phế khí hoá đàm.

Bài thuốc: Bạch quả định suyễn thang: Bạch quả nhân 8g, hoàng cầm 16g, hạnh nhân 12g, tang bạch bì 20g, tô tử 12gam, cam thảo 8g, ma hoàng 12g, bán hạ 16g, khoản đông hoa 8g.

Cách dùng: Ma hoàng bỏ mắt, hạnh nhân bỏ vỏ, tô tử giã dập, bán hạ chế. Chín vị trên + nước 1700ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 2 lần.

Châm cứu: châm tả các huyệt định suyễn, khúc trì, túc tam lý, phong long, thiên đột.

Bài thuốc điều trị suyễn thực

Suyễn thực do phong hàn uất ở trong phế, khí nghịch lên gây suyễn, thở gấp có tiếng rít, há miệng, không nằm được, tức ngực, phải ngồi phục mới thở được. Người mệt mỏi, đờm trắng, suyễn thực bệnh chủ yếu ở phế.

Phương pháp điều trị: Lợi phế, giáng khí, định suyễn.

Bài thuốc: Tam ao thang: Ma hoàng 24g, hạnh nhân 24g, cam thảo 24g.

Cách dùng: Ma hoàng bỏ mắt, hạnh nhân bỏ vỏ. Các vị trên + nước 900ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Uống ấm chia đều 2 lần, lần 1 uống nếu sau 30 phút suyễn thở hết hoặc giảm 7- 8 phần; thuốc còn lại chia đều 2 lần uống trong ngày. Nếu lần 1 uống sau 2 giờ suyễn chưa cắt uống hết phần còn lại.

Ma hoàng là vị thuốc Đông y có tác dụng phát hãn giải biểu, tuyên phế bình suyễn, lợi thủy tiêu thũng, thích hợp để điều trị suyễn.

Ma hoàng và vị thuốc Đông y rất thích hợp để điều trị suyễn

Ma hoàng và vị thuốc Đông y rất thích hợp để điều trị suyễn

Châm cứu: Châm tả các huyệt định suyễn, thiên đột, phong long, túc tam lý.

Bài thuốc điều trị suyễn hư

Người mắc suyễn hư thường bị những cơn suyễn ngắn yếu, người rất mệt, hụt hơi, nói phều phào, tinh thần yếu đuối, vận động mạnh cơn suyễn tăng. Bệnh nặng thì hai mu chân sưng, người ớn lạnh. Mạch vi tế. Suyễn hư bệnh chủ yếu ở thận và phế.

Nguyên tắc điều trị:

– Nếu thiên về phế hư: Bổ khí sinh tân.

Bài thuốc: Sinh mạch tán: Nhân sâm 12g, mạch môn 48g, ngũ vị 12g. Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi. Ba vị trên + nước 1.400ml + sinh khương 3 nhát, sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Châm cứu: Châm bổ, ôn châm chiên trung, túc tam lý, tam âm giao, phế du.

– Nếu thiên về thận hư: Bổ hoả trợ dương. Bài thuốc: Kim quỹ thận khí gia giảm: Hoài sơn 16g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, đan bì 12g, bạch linh 12g, thục địa 32g, hắc phụ tử 4g, quế chi 4g, mạch môn 12g, sinh khương trấp 3 giọt.

Cách bào chế: Mạch môn bỏ lõi. Chín vị trên (trừ sinh khương trấp) + nước 1.700ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml, hoà sinh khương trấp khuấy đều.

Cách dùng: Uống ấm chia đều 6 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 2 lần.

Châm cứu: Châm bổ: phế du, thận du. Ôn châm mệnh môn, phục lưu.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.