Theo Đông y phần màu vàng trong mề gà là vị thuốc quý, được bào chế nhằm trị các bệnh về sỏi bằng quang, rối loạn tiêu hóa.
- Thuốc Đông y điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả
- Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm khớp hiệu quả
- Điểm danh 9 bài thuốc bổ thận cực hiệu quả từ bong bóng cá
Vị thuốc Đông y quý giá từ phế phẩm
Võ Thị Hương sinh sống tại Lạng Sơn kể năm nào vào Tết chị cũng gom màng mề gà lại rửa sạch bằng dấm rồi phơi khô hoặc sao khô để dùng làm thuốc cho cả năm. Đặc biệt là vào dịp Tết ăn uống nhiều gây đầy bụng, khó tiêu là chị dùng luôn màng mề gà này pha với nước uống là hết ngay triệu chứng này. Không chỉ riêng với người lớn mà dùng cả cho trẻ em rất tốt.
Bài thuốc này chị Hương kể từ đời ông nội chị lúc đó ông là Việt kiều sống ở Côn Minh, Trung Quốc đã áp dụng vị thuốc Đông y này nên ông truyền lại cho con cháu và đến nay trong nhà chị ai cũng giữ lại dùng. Không chỉ riêng chị Hương, nói đến màng mề gà nhiều người rất sợ vì nghĩ nó bẩn nhưng không ít người coi nó là thần dược để dành trong gia đình dùng cho cả năm và dịp Tết là dịp dễ gom nhất.
Chị Nguyễn Kim Anh trú tại thành phố Thái Bình cũng từng đi ra chợ người ra làm gà chị nhặt cái mề gà về rửa sạch bằng rượu rồi phơi khô nếu trời nắng có thể sấy hoặc là cho vào chảo nóng sao khô vàng rồi xay nhỏ ra để dùng trong ngày Tết đầy bụng hay rối loạn tiêu hóa dùng rất tốt. Đặc biệt chị Kim Anh kể chị bị sỏi tiết niệu và sử dụng nó hỗ trợ điều trị sỏi rất tốt.
Mang bài thuốc của chị Hương và chị Kim Anh, chúng tôi trò chuyện với lương y Vũ Quốc Trung- phòng chẩn trị Y học đường Láng, Hà Nội. Lương y Trung cho biết từ xa xưa đông y đã sử dụng màng mề gà để làm thuốc, thậm chí nhiều người còn rửa sạch nó như dạ dày lợn để ăn.
Màng mề gà – vị thuốc Đông y có tác dụng rất tốt trị đau bụng do rối loạn tiêu hóa, đầy bụng đặc biệt là sỏi vì bản thân màng mề gà ở trong con gà nó có thể làm tiêu sỏi nếu con gà ăn phải.
Màng mề gà nguyên liệu cho bài thuốc y học cổ truyền
Theo lương y Trung, trong đông y truyền thống thì màng mề gà có vị cam (ngọt) tính ôn “ấm” vào các kinh tỳ, vị, tiểu, tràng và bàng quang. Có tác dụng tỳ tiêu thực, sáp tinh chỉ di, thông lâm hóa thạch. Chủ trị bụng đầy do thức ăn tích trệ, nôn mửa, ỉa chảy và trẻ nhỏ cam tích.
Người ta coi đây là “phế liệu” trong thực phẩm nhưng màng mề gà lại là một thuốc quý được người phương Đông phát hiện ra người ta gọi là kê nội kim. Cách giữ màng mề gà khi mổ gà lập tức mổ mề gà, bóc ngay lấy màng rồi rửa sạch phơi khô, rửa nhẹ tay để thức ăn sót lại trôi hết, màu càng vàng đậm càng tốt, trên mắt có nhiều nhăn.
Màng mề gà có tác dụng tiêu thực tương đối mạnh nên đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều thịt hay quá nhiều chất bột, nhiều kẹo bánh sữa thì sử dụng màng mề gà.
Ngoài ra, màng mề gà còn giữ để chữa di tinh, mộng tinh, chữa đái dầm, tiểu tiện nhiều lần ngoài ra nó còn có tác dụng làm tan sỏi.. Ông khuyên nên giữ lại sử dụng cho chính dịp Tết cũng được bởi vì ngày Tết mọi người hay bị đầy bụng, chướng hơi do thức ăn nhiều loại mỡ béo rồi bánh kẹo.
Lương y Trung cho biết cho biết có thể sử dụng màng mề gà để làm các bài thuốc y học cổ truyền thêm nếu không uống trực tiếp vì nhiều người sợ màng mề gà vì nghĩ nó bẩn. Khi đó có thể uống cùng các loại thuốc khác nâng cao hiệu quả.
Bài thuốc y học cổ truyền là màng mề gà, bạch truật sao, liều lượng bằng nhau 200g, nghiền thành bột. Mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi, uống trước bữa ăn. Trị viêm ruột mạn tính, tiêu chảy, ruột dạ dày trướng đầy khó chịu.
Màng mề gà, bạch truật, gừng khô, mỗi thứ 125g. Đại táo nhục 250g, hấp chín. Ba vị trên sao, nghiền thành bột, thêm táo nhục, giã nát làm bánh, sấy khô. Mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 lần, uống khi đói. Trị tỳ hư tiêu chảy, tiêu hoá khó. Dùng trị sỏi bàng quang.
Màng mề gà 16g, kim tiền thảo 20g, uất kim 12g, hồ tào 20g, hải kim sa 20g. Sắc uống. Trị sỏi mật, sỏi thận. Ngoài ra, có thể dùng màng mề gà nghiền thành bột mịn. Dùng ngoài trị viêm xoang miệng, viêm lợi, viêm hạnh nhân. Có thể trộn với mật ong thành thuốc cao bôi, trị cước mùa đông.