Danh mục
Những bài thuốc Y học cổ truyền chữa dứt điểm bệnh cảm lạnh bằng củ tỏi Không chỉ có khả năng chữa nhiều căn bệnh như đau dạ dày, viêm họng, sốt....tỏi còn được coi là vị thuốc “thần dược” trong việc điều trị bệnh cảm lạnh.
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Những bài thuốc Y học cổ truyền chữa dứt điểm bệnh cảm lạnh bằng củ tỏi

Những bài thuốc Y học cổ truyền chữa dứt điểm bệnh cảm lạnh bằng củ tỏi

Không chỉ có khả năng chữa nhiều căn bệnh như đau dạ dày, viêm họng, sốt….tỏi còn được coi là vị thuốc “thần dược” trong việc điều trị bệnh cảm lạnh.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa dứt điểm bệnh cảm lạnh bằng củ tỏi

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa dứt điểm bệnh cảm lạnh bằng củ tỏi

Tại sao nói tỏi có thể chữa bệnh cảm lạnh?

Sở dĩ có thể khẳng định tỏi là “thần dược” trong việc chữa trị dứt điểm bệnh cảm lạnh là vì trong mỗi củ tỏi đều có chứa một dạng hợp chất gọi là allicin và các chất kích thích đường hô hấp giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả. Ngoài ra, các đặc tính kháng virus và kháng nấm cùng với các chất chống oxy hóa có thể tấn công và tiêu diệt virus gây ra bệnh cảm lạnh ở người bệnh và giúp điều trị dứt điểm căn bệnh khó ưa này.

Có thể sử dụng tỏi để chữa bệnh cảm lạnh bằng nhiều cách, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách có thể áp dụng chữa bệnh ngay tại nhà, cụ thể:

Chữa bệnh cảm lạnh bằng cách ăn sống tỏi

Nếu người bệnh có khả năng ăn sống tỏi thì đây là phương pháp nhanh và đem lại hiệu quả điều trị bệnh cảm lạnh cao nhất. Chỉ cần lấy một củ tỏi và đem bóc sạch lớp vỏ bên ngoài của chúng rồi ăn sống, có thể chia làm nhiều lần trong ngày để ăn ăn cho đến khi hết bệnh thì dừng lại.

Sử dụng tỏi hàng ngày không chỉ giúp chữa dứt điểm bệnh cảm lạnh mà còn mang lại lợi ích tuyệt vời trong phòng chống các bệnh ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Kết hợp chữa cảm lạnh bằng tỏi và mật ong

Khi kết hợp tỏi và mật ong, người bệnh sẽ có được một bài thuốc Y học cổ truyền với khả năng chữa bệnh cảm lạnh vô cùng hiệu quả và nhanh chóng. 2 nguyên liệu này khi kết hợp với nhau sẽ giúp sản sinh ra một nguồn kháng sinh mạnh mẽ giúp ức chế các loại virus gây ra bệnh và đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Cách dùng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy khoảng 2 tép tỏi rồi đem thái thành từng lát mỏng rồi trộn với khoảng 3 thìa cà phê mật ong, ướp khoảng 1 giờ đồng hồ rồi lấy ra ngậm. Mỗi ngày sử dụng khoảng 2 lần thì sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Kết hợp chữa cảm lạnh bằng tỏi và mật ong

Kết hợp chữa cảm lạnh bằng tỏi và mật ong

Kết hợp tỏi với nước

Nếu không quen ăn tỏi sống thì có thể kết hợp chúng với nước để dễ dàng sử dụng hơn. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì nước sẽ không làm mất hay làm giảm bớt công dụng chữa bệnh của tỏi.

Cách dùng: Lấy khoảng 2 tép tỏi dã bóc sạch lớp vỏ bên ngoài rồi đem băm nhuyễn, sau đó lấy một cốc nước lọc rồi hòa lẫn số tỏi đã băm vào, chia ra uống trong ngày. Kiên trì áp dụng thì sẽ mau khỏi bệnh.

Kết hợp tỏi và nước cam

Nước cam được coi là “thần dược” giúp cho những bà mẹ mang thai giảm sốt hiệu quả mà không cần phải dùng đến thuốc. Trong trường hợp người mắc bệnh cảm lạnh là phụ nữ mang thai thì có thể chữa bệnh bằng cách kết hợp tỏi và nước cam, phương pháp này giúp đẩy lùi bệnh cảm lạnh nhanh chóng và an toàn.

Cách dùng: Lấy những tép tỏi còn tươi đem thái lát mỏng, sau đó chọn lấy 1 trái cam tươi ngon nhất rồi đem ép lấy nước, tiếp theo là cho số tỏi đã thái lát vào trong cốc nước cam và dùng đũa khuấy đều là có thể sử dụng được. Nên uống nước ép cam và tỏi trước khi đi ngủ để giúp làm ấm cơ thể và điều trị cảm lạnh hiệu quả.

Tóm lại, tỏi là vị thuốc Đông y vô cùng quý, nếu biết cách sử dụng thì sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh vô cùng lớn. Chữa bệnh bằng phương pháp tự nhiên, đơn giản, không mất nhiều chi phí mà có thể thực hiện ngay tại nhà bạn đừng dại mà bỏ qua nhé.

 Hải Đường – ysiyhoccotruyen.com

 

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.