Khi mang thai được một thời gian 3 tháng, mẹ bầu có thể thấy những thay đổi trên làn da của mình như da khô, nhạy cảm hơn, trở nên nhờn và dễ nổi mụn.
- Vị thuốc Đông Y Đương quy và những bài thuốc trị bệnh phụ khoa
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả như bạn nghĩ?
- Bình bát – vị thuốc Đông y mọc dại chữa bệnh lao phổi thần kỳ
Rạn da ở phụ nữ mang thai
Mẹ bầu có thể dùng sữa rửa mặt, nước hoa hồng làm se khít lỗ chân lông, sử dụng kem giữ ẩm hay các bài thuốc Y học cổ truyền. Tuy nhiên, cần tránh rửa mặt thường xuyên vì rửa mặt nhiều sẽ gây khô da.
Đừng lạm dụng thuốc trị mụn khi mang thai vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tránh xa các chất tẩy rửa, kem giữ ẩm có chứa chất hóa học exfoliant vì nó làm bào mòn làn da
Dưới đây là sự thay đổi da thường gặp ở mẹ bầu
Nhạy cảm hơn
Làn da dễ nhạy cảm hơn với tia UVA, UVB khi mẹ bầu mang thai. Hãy tránh ánh nắng mặt trời, nhất là vào buổi trưa. Nên mặc quần áo dài, rộng rãi để các tia cực tím không xuyên qua da của mẹ bầu được.
Quá trình mang thai có thể gây da sậm màu, vì thế, cần sử dụng kem dưỡng ẩm với SPF ít nhất là 15 ngay cả những ngày u ám hay trong mùa đông. Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy nốt ruồi, tàn nhang, núm vú trở nên sẫm màu hơn, nốt ruồi và những nốt tàn nhang mọc nhiều hơn. Điều này là tạm thời vì chúng sẽ mờ dần sau khi sinh.
Ngứa da
Da khô, ngứa, nhiều lúc khiến mẹ bầu như phát điên. Mẹ bầu đừng vội bực mình vì khô, ngứa da là tình trạng tương đối phổ biến của thai kỳ. Hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày vì nó khiến làn da của mẹ bầu có đủ độ ẩm từ bên trong. Nếu bị ngứa liên tục, mẹ bầu nên đi khám. Ngứa da có thể liên quan đến chức năng gan, thận và cũng có khả năng gây tổn hại cho thai nhi.
Rạn da
Những vết rạn da thường xuất hiện trên ngực, bụng, đùi khi mô đàn hồi của da bị phá vỡ do sự tăng trưởng của bào thai. Ban đầu, vết rạn mang màu đỏ nhưng sau đó mờ dần thành một màu xám bạc.
Đừng quá lo vì hầu hết các vết rạn sẽ biến mất sau sinh hoặc bạn cũng có thể đến gặp các Y sỹ y học cổ truyền để điều trị rạn da bằng các vị thuốc Đông y. Trường hợp hiếm, như viêm da có mụn nhỏ có thể gây hại cho bé. Vì thế, nếu rạn da đi kèm những triệu chứng bất thường, hãy đi khám ngay.
Sử dụng thảo dược để ngăn ngừa các bệnh về da khi mang thai
Bí quyết cho làn da đẹp khi mang thai
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước, đặc biệt các loại vitamin giúp làm đẹp da hiệu quả. Nên hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận nếu mẹ bầu muốn sử dụng viên sắt hoặc các viên uống vitamin tổng hợp. Cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho một làn da đẹp.
Chớ quên chăm sóc và dùng kem dưỡng cho vùng cổ.
Massage da mặt: Dùng hai đầu ngón tay di chuyển từ giữa trán sang hai bên thái dương, từ sống mũi sang hai má, từ cằm đến tai ngược với chiều kim đồng hồ.
Chọn loại mỹ phẩm phù hợp với làn da. Nếu da mẹ bầu khô, nên dùng kem có dạng sữa, dầu cá, dầu thực vật, vitamin hoặc các chiết xuất thảo mộc.
Đắp mặt nạ cho làn da của phụ nữ khi mang thai bằng những loại hoa quả tươi cũng giúp da mẹ bầu mềm mại, mịn màng và bớt thô ráp.
Những hoạt động làm đẹp phụ nữ mang thai cần tránh
Phơi nắng gắt: Đi dạo trong nắng nhẹ vào buổi sáng sẽ an toàn cho làn da của phụ nữa khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thường xuyên tắm nắng trong khoảng thời gian dài, sẽ làm mẹ bầu bị tăng huyết áp, chóng mặt và bị nám da.
Tẩy lông tay, lông chân: Hơi nóng khi tẩy lông sẽ làm rối loạn tuần hoàn máu. Kết quả, mẹ bầu có thể bị giãn mạch máu ở chân hoặc tay.
Xông hơi: Nhiệt độ trong phòng xông hơi có thể khiến mẹ bầu khó thở, nhịp tim tăng lên.
Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kể cả những loại được bào chế từ thảo mộc.
Trên đây là những điều cần biết về làn da của phụ nữ khi mang thai. Để đề phòng và ngăn ngừa các chứng bệnh về da mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể và làn da luôn khỏe mạnh.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com