Danh mục
Rau hẹ dùng như thế nào để chữa bệnh? Hẹ là loại rau gia vị thường thấy trong bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên ít ai biết được đây cũng là vị thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm, được đánh giá cao trong giới đông y. Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y hạt mã tiền Thầy thuốc ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Rau hẹ dùng như thế nào để chữa bệnh?

Rau hẹ dùng như thế nào để chữa bệnh?

Hẹ là loại rau gia vị thường thấy trong bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên ít ai biết được đây cũng là vị thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm, được đánh giá cao trong giới đông y.

Rau hẹ Rau hẹ

Đôi nét về cây hẹ

Tên gọi khác: phỉ tử, nén tàu, cửu, dã cửu, cửu thái,…

Tên khoa học Allium odocum L. (Allium tuberosum Roxb.). Thuộc họ Hành tỏi Alliaceae.

Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cây hẹ mang đến cho con người các vị thuốc như:

  • Hạt hẹ hoặc Semen Allii tuberosi còn gọi là cửu thái tử hay cửu tử.
  • Cửu thái là toàn cây hẹ gồm lá và rễ.

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, loại cây này có tác dụng như sau:

– Chất odorin trong cây hẹ có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Bacillus coli và Staphylococcus aureus.

– Năm 1961, Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng có báo cáo nước ép tươi của hẹ có tính chất kháng sinh rất cao đối với nhiều loại vi trùng. Tính chất kháng sinh này khá vững bền. Nước cốt ép ở hẹ, ly tâm để bỏ cặn, lấy nước trong, hấp Tyndall (Phương pháp khử trùng gián đoạn) để lâu vẫn giữ được tính chất kháng sinh. Nước hẹ không cay và nóng như tỏi, do đó trẻ nhỏ dễ dùng hơn dùng tỏi.

Tính chất kháng sinh của hẹ chỉ mất một ít sau khi chịu tác dụng của pepsin (để trong môi trường pH 1,4-2; ở tủ ấm 37 độ sau 4 giờ). Tuy nhiên nếu đun nóng thì mất hết tác dụng kháng sinh.

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh từ cây hẹ

Y sĩ Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ báo SK&ĐS, giới thiện đến bạn đọc một số bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh từ cây hẹ như sau:

Cây hẹ dùng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh

Cây hẹ dùng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh

Bài 1: Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Dùng 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn hàng ngày.

Lưu ý: Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn hoặc sử dụng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, đem nấu canh ăn thường xuyên.

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị ở người bệnh bị đái tháo đường, cơ thể đã suy nhược.

Bài 2: Điều trị chứng đái dầm ở trẻ em: Dùng 50g gạo nấu cháo, sau đó lấy 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, tiếp đến cho thêm ít đường, ăn nóng và dùng liên tục trong 10 ngày.

Bài 3: Hỗ trợ chữa xuất tinh sớm: Dùng 200g rau hẹ, 200g tôm nõn, xào ăn với cơm.

Bài 4: Điều trị cảm mạo, ho do lạnh: Dùng 250g lá hẹ kết hợp với 25g gừng tươi, cho thêm ít đường đem hấp chín, ăn cái, uống nước, sử dụng liền 5 ngày.

Bài 5: Điều trị táo bón, tăng nhuận tràng: Dùng hạt cây hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần dùng 5g hòa với nước sôi uống, ngày uống 3 lần, dùng liền trong 10 ngày.

Bài 6: Giúp bổ mắt: Dùng 150g rau hẹ, 150g gan dê thái mỏng, ướp gia vị rồi xào với rau hẹ. Liều lượng: ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.

Bài 7: Điều trị đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém: Dùng 20g hạt hẹ, gạo 100g, đem nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.

Lưu ý: Những bài thuốc y học cổ truyền trên mang tính chất tham khảo và chúng không thể thay thế cho toàn bộ lời khuyên của thầy thuốc/bác sĩ. Vì vậy, bạn nên báo với bác sĩ/dược sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Báo SK&ĐT – Y sĩ y học cổ truyền tổng hợp

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo

Có thể bạn quan tâm

24214

Các phương thuốc đông y trị chứng nhiệt miệng hiệu quả

Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng các bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau và làm rút ngắn thời gian điều trị, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà lại rất an toàn.