Danh mục
Thầy thuốc đông y hướng dẫn đốt ngải cứu dưỡng sinh Cứu ngải dưỡng sinh là phương pháp dùng sức nóng tác động lên huyệt vị châm cứu để điều hòa âm dương khí huyết, ôn thông kinh lạc, phù chính khu tà nhằm đạt được mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Thầy thuốc đông y hướng dẫn đốt ngải cứu dưỡng sinh

Thầy thuốc đông y hướng dẫn đốt ngải cứu dưỡng sinh

Cứu ngải dưỡng sinh là phương pháp dùng sức nóng tác động lên huyệt vị châm cứu để điều hòa âm dương khí huyết, ôn thông kinh lạc, phù chính khu tà nhằm đạt được mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe

Bài viết này các bác sĩ YHCT giảng viên tại Trung cấp Y học cổ truyền sẽ hướng dẫn bạn về cứu dưỡng sinh huyệt Khí Hải và huyệt Túc Tam Lý.

Phép cứu dưỡng sinh huyệt Khí Hải

Huyệt Khí Hải: hải là bể sinh khí của nam nhân, con người sống được là nhờ nguyên khí đó. Nên nam nhân cứu dưỡng sinh là rất hợp.

Tên gọi khác Đơn Điền, Hạ Hoang, Bột Anh.

Tên gọi: “Khí” có nghĩa ở đây là chân khí, bẩm sinh năng lượng cần thiết cho sự sống. “Hải” có nghĩa là biển, nói đến mọi nơi cùng đổ về. Khí hải là biển của chân khí, khí ở đây là trong tình trạng phong phú nhất và phát triển nhất, là nguồn năng lượng cần cung cấp cho sự sống, nó là huyệt căn bản để bổ toàn thân.

Vị trí huyệt: đây là huyệt thứ 6 thuộc Nhâm mạch. Ở dưới rốn 1,5 tấc.

Công hiệu: Theo y sĩ Y học cổ truyền từ xưa đến nay khí hải là huyệt dưỡng sinh cường tráng. Nó là huyệt cùng phế khí tương quan, là huyệt nạp khí căn bản. Là nơi các nhà đạo sĩ điều: tức luôn luôn tồn đọng và du xuất không ngừng.

Cách hơ ngải cứu: cách gừng hoặc cách muối từ 5 — 8 tráng. Đốt nhang cứu 10 — 15 phút.

Phép cứu dưỡng sinh huyệt Túc Tam Lý

Túc Tam Lý là nơi hội tụ của 3 phủ: Đại Trường – Vị – Tiểu Trường. Vì vậy nên gọi là Tam Lý. Dù thuyết nào đi nữa, nó cũng là huyệt chủ yếu của dưỡng sinh

  • Túc có nghĩa là chân.
  • Tam có nghĩa là ba.
  • Lý có nghĩa là dặm, ở đây có nghĩa là thốn.
  • “Tam Lý” nói đến vị trí của huyệt, bên dưới huyệt “Độc tỵ” ba thốn nằm ở chân nên gọi là Túc Tam Lý.

Túc Tam Lý còn có tên Hạ Lăng, Quỉ Tá, Hạ Tam Lý.

Vị trí huyệt: theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn đây là huyệt thứ 36 thuộc Kinh Vị

Dưới Độc Tỵ 3 thốn, ở mép ngoài cẳng chân hoặc dưới đầu gối 3 thốn, ở ngoài xương ống chân trong chỗ nổi lên của 2 đường gân lớn.

Công hiệu: điều hòa khí huyết, an thần dưỡng tâm và tăng tuổi thọ.

Bổn huyệt là huyệt dưỡng sinh vì nó là huyệt chủ về khí huyết của đường kinh vị thống trị cả ba vùng: thượng, trung và hạ tiêu.

Liều lượng: dùng ngải cứu (đốt trực tiếp) mỗi lần từ 3 — 7 tráng, hoặc nhang ngải cứu thì từ 10 đến 15 phút.

Mỗi lần hơ điếu ngải xuống vị trí huyệt thấy nóng thì nhấc lên được gọi là một tráng. Thông thường mỗi huyệt cứu từ 3 đến 7 tráng cho mỗi lần cứu, ngày cứu 1 lần. Cứu cách gừng

Có thể bạn quan tâm

canh-kien-trang.2 (1)

Cánh kiến trắng vị thuốc đông y hiệu quả

Cánh kiến trắng là vị thuốc thường được sử dụng chủ trị các chứng bụng chướng do ác khí, di tinh, lưng đau, tai ù, sát trùng, trị ho