Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng tè dầm kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều tới tâm sinh lý của trẻ sau này.
- Bất ngờ với những bài thuốc chữa bệnh từ cây Rau ngổ
- Mách bạn những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- Điều trị hiệu quả bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ bằng một số bài thuốc Đông y
Chứng đái dầm ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở trẻ nhỏ
Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không có kiểm soát trong lúc ngủ, đặc biệt là vào ban đêm, thường gặp ở những trẻ 1 đến 3 tuổi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho trẻ cảm thấy mặc cảm, xấu hổ, thiếu tự tin ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ sau này. Lý do chính gây ra chứng đái dầm ở trẻ nhỏ như:
Yếu tố di truyền: Nếu bố và mẹ đều bị đái dầm lúc nhỏ thì 70-75% con cái của họ sẽ bị bệnh này. Tỷ lệ này giảm còn khoảng 44% nếu chỉ bố hoặc mẹ từng đái dầm, và còn 15% nếu không có ai trong gia đình từng mắc chứng này khi nhỏ.
Rối loạn nội tiết tố: Mức hormone chống bài niệu (Antidiuretic hormone) ở trẻ bị đái dầm thấp hơn bình thường. Hormone này có tác dụng ức chế việc sản xuất nước tiểu trong khi ngủ. Điều này có nghĩa là khi lượng hormone này bị giảm, trẻ sẽ có lượng nước tiểu trong khi ngủ cao hơn các bạn cùng lứa, dẫn đến việc đái dầm.
Chậm phát triển: Một số trẻ bị chậm phát triển về mặt thể chất và tâm lý nên chưa thể tự chủ trong việc đi tiểu đêm, tuy nhiên trẻ có thể kiểm soát được vấn đề này khi lớn hơn.
Bàng quang kém: Trẻ đái dầm có thể do bàng quang kém, thể tích bàng quang nhỏ, khả năng chứa nước tiểu thấp hơn bình thường… Biểu hiện của những trẻ này là đi tiểu thường xuyên, vội vàng, khả năng nhịn tiểu kém.
Ngủ quá sâu giấc: Một số trẻ bị đái dầm do bàng quang đã đạt dung tích tối đa nhưng trẻ vẫn không thể tỉnh giấc do ngủ quá sâu.
Vấn đề bệnh lý: 3% các trường hợp trẻ bị đái dầm là do vấn đề bệnh lý. Một số bệnh có khả năng gây ra hiện tượng đái dầm như: táo bón, thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường…
Uống nhiều nước: Nếu ban ngày trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa nước hay uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể gây ra hiện tương đái dầm. Vì khả năng nhịn tiểu ở trẻ em còn kém.
Thông thường đái dầm ở trẻ em không có vấn đề về y tế. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp liên quan đến vấn đề bệnh lý như: bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận, co giật và các vấn đề về giấc ngủ.
Bài thuốc đông y trị chứng đái dầm hiệu quả cho trẻ
Theo đông y thì chứng đái dầm là tình trạng khí hóa của thận và tam tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững chắc, bàng quang bị lạnh, sự co bóp bị rối loạn. Do đó có thể áp dụng một số bài thuốc y học cổ truyền trị đái dầm hiệu quả như dưới đây:
Bài thuốc chữa đái dầm bằng bong bóng lợn: Bong bóng lợn có vị ngọt mặn tính hàn, không độc, tác dụng rất tốt cho việc điều trị đái dầm ở trẻ. Với bài thuốc này ta cần chuẩn bị 1 cái bong bóng lợn, rửa sạch rồi nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ rồi thêm ít hạt tiêu. Cách dùng là bỏ gạo nếp, lấy bong bóng lợn cắt nhỏ rồi ăn. Cho trẻ ăn tùy theo độ tuổi. Một ngày ăn từ 1-3 lần, mỗi lần 20-50g vào lúc đói bụng.
Bài thuốc đông y trị chứng đái dầm cho trẻ
Bài thuốc Chữa Đái dầm bằng tổ bọ ngựa: Với bài thuốc này ta cần chuẩn bị tổ bọ ngựa 4-12g, thỏ ty tử 8-10 g, ích trí nhân 8-10 g, ô dược 8-10 g, hạt sen 10-12 g, phá cố chỉ 12 g, ba kích 12 g, đảng sâm 12 g. Tất cả nấu với 400ml nước, sắc còn 60-100ml. Chia ra làm 2 lần uống và dùng trước bữa ăn
Bài thuốc từ mề gà: Mề gà được đem đi sao vàng, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-6g với nước ấm vào lúc đói bụng. Vị thuốc Đông y này có thể kết hợp với tang phiêu diêu. Hai vị thuốc lượng bằng nhau 4-12g, nấu với 400ml nước, sắc còn 60-100ml. Chia làm 2 lần uống trước bữa ăn, sẽ mang lại kết quả nhanh chóng.
Bài thuốc trị đái dầm bằng Gan gà trống : gan gà trống luộc chín với nhục quế (tán mịn). Hai thứ có lượng bằng nhau, quết nhuyễn và làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5-15 viên tùy theo độ tuổi. Uống với nước ấm vào lúc không no mà cũng không đói bụng quá.
Bài thuốc trị đái dầm bằng ruột gà : con gái dùng ruột gà trống, con trai dùng ruột gà mái. Đem ruột gà rửa sạch rồi phơi khô. Đốt tồn tính, mẫu hệ (vỏ con hàu nung) 24g, quế chi 24g, kê nội tim 1 cái phơi khô rồi sao vàng, tán bột mịn. Cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2-4g. Uống với nước ấm trước bữa ăn.
Trên đây là một số bài thuốc trị đái dầm được các Dược Sĩ y sĩ y học cổ truyền chia sẻ. Khi trẻ gặp phải chứng đái dầm những bậc làm cha làm mẹ tuyệt đối không được trách móc, chê bai trẻ, mà nên nói chuyện, chia sẻ với tình trạng trẻ đang gặp phải, giúp trẻ bớt cảm thấy xấu hổ, tự ti hơn.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com