Danh mục
Hướng dẫn dùng cây Đinh Lăng ngâm rượu làm thuốc Định lăng là cây thuốc phổ biến được nhiều người biết đến. Nhưng không phải ai cũng biết tác dụng của cây Đinh lăng. Cùng Y sĩ Y học cổ truyền tìm hiểu về thành phần và các dạng thuốc được điều chế từ cây Đinh lăng. Thuốc Đông Y Dạng Viên Không Tốt Hơn ...
Trang chủ > Tin Giáo Dục > Hướng dẫn dùng cây Đinh Lăng ngâm rượu làm thuốc

Hướng dẫn dùng cây Đinh Lăng ngâm rượu làm thuốc

Định lăng là cây thuốc phổ biến được nhiều người biết đến. Nhưng không phải ai cũng biết tác dụng của cây Đinh lăng. Cùng Y sĩ Y học cổ truyền tìm hiểu về thành phần và các dạng thuốc được điều chế từ cây Đinh lăng.

cay-dinh-lang-chua-benh

Tìm hiểu về cây Đinh lăng trong YHCT Việt Nam

Đinh lăng hay còn gọi là cây Gỏi cá, có tên khoa học: Polyscias fruticosa L. Harms, họ Ngũ gia bì (ARLIACEAE).

Đinh lăng là cây gỗ nhỏ, cao 0,8 – 1,5m, không lông, không gai. Lá kép 3 lần lông chim, dài 20 – 40cm. Lá chét có cuống nhỏ mảnh khảnh dài 3 – 15mm, dạng màng, khía răng không đều, phần nhiều khía hay chia thuỳ, có mũi nhọn, dài 3 – 10cm, rộng 0,6 – 4cm. Hoa nhỏ thành cờ, tán ngắn dài 7 – 18cm. Quả dẹt màu trắng bạc, dài và rộng khoảng 3 – 4mm, dày 1mm, đội các vòi còn lại. Cây ra hoa tháng 4 – 7.

Trong rễ có glucozit, alcaloit, saponin triterpen, flavonoit tanin và 13 loại axit amin trong đó có lyzin, xystein, methionin là những axit amin không thể thay thế được. Vitamin B1 trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn.

Các dạng thuốc được điều chế từ rễ cây Đinh lăng trong Y học cổ truyền Việt Nam

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Rễ Đinh lăng được thu hái vào mùa thu, đông ở những cây đã trồng từ 3 năm trở lên, rễ mềm có nhiều hoạt chất. Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ. Thái nhỏ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng để nguyên hoặc tẩm rượu Gừng 5%, sao qua rồi tẩm 5% Mật ong, sao thơm. Dược liệu có vị ngọt, đắng, mùi thơm, tính mát, không độc.

Thuốc ngâm rượu: Rễ Đinh lăng khô, không sao tẩm 100g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu 30 – 35 độ trong 7 – 10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 6 – 10ml, uống trước bữa ăn nửa giờ.

Thuốc bột và thuốc viên: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm 100g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 0,5 – 1g hoặc trộn bột với Mật ong vừa đủ, làm thành viên, mỗi viên 0,25 – 0,5g. Ngày uống 2 – 4 viên, chia làm 2 lần.

Thuốc hãm: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm 5 – 10g, hãm với nước sôi như hãm chè, uống làm nhiều lần trong ngày.

cong-dung-cua-re-cay-dinh-lang

Công dụng của rễ cây Đinh lăng trong Đông y

Viện Y học quân sự đã dùng viên bột rễ Đinh lăng cho bộ đội tập luyện hành quân. Kết quả cho thấy khả năng chịu đựng và sức dẻo dai của họ được tăng lên rõ rệt. Các nhà khoa học Việt Nam và Nga cũng nhận thấy rễ Đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập.

Qua nghiên cứu và thử nghiệm, Viện Y học quân sự đã tìm được  từ cây Đinh lăng những tính chất của Nhân sâm: Rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống hiện tượng mệt mỏi, giúp ăn ngủ ngon, tăng khả năng lao động, lên cân và chống độc.

Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, Hải Thượng Lãn Ông đã dùng rễ Đinh lăng sao vàng, sắc cho phụ nữ uống sau khi đẻ để chống bệnh đau dạ con và làm tăng tiết sữa.

Dùng rễ Đinh lăng liều cao sẽ thấy hiện tượng say, mệt mỏi. Lá Đinh lăng được dùng theo kinh nghiệm dân gian để tránh bệnh kinh giật cho trẻ em. Lấy cả lá non và lá già phi khô đem lót gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân và cành Đinh lăng sắc uống với liều 20 – 30g, chữa đau lưng, mỏi gối tê thấp. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ cây Xấu hổ, Cúc tần, Bưởi bung, Cam thảo dây.

Đinh lăng còn được dùng chữa ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ. Phối hợp với Sữa ong chúa là thuốc bổ rất tốt.

Chú ý: Tránh nhầm với cây Đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Bailey, Đinh lăng lá to hay Đinh lăng lá ráng (Polysciasfilicifolia (Merr) Baill, Đinh lăng trổ hay Đinh lăng viền bạc (Polyscias guilfoylei Baill), Đinh lăng đĩa (Nothopanax scutellarius (Burm.f.) Merr., Đinh lăng răng (Polyscias serrata Bail) và loài Polyscias sambucifolia (Sieber) Harms. Những loài này không dùng làm thuốc.

van-bang-2-y-si-y-hoc-co-truyen

Nếu yêu thích ngành Y học cổ truyền, bạn có thể đăng ký học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để trở thành Y sĩ Y học cổ truyền chữa bệnh cứu người.

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333

Thí sinh có thể chọn lớp học trong hoặc ngoài giờ hành chính, lớp học cuối tuần Thứ 7 & CN.

 

y sĩ đa khoa – Siêu thị thuốc việt – Y tế Việt nam

Có thể bạn quan tâm

hoc_sinh_1577718821_width640height400_1582683279607612268156_1582685544888_15826855454651986146588_JBKM

57 tỉnh, thành trên phạm vi cả nước công bố lịch nghỉ hè cho học sinh

Theo các thông tin cập nhật hết ngày 20/5, hầu hết các địa phương thuộc ...