Danh mục
Những trường hợp nào không được sử dụng tỏi đen? Tỏi đen được nhiều người biết đến là loại thực phẩm có không ít lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên loại dược liệu này không phải dành cho tất cả mọi người. 5 công dụng tuyệt vời từ tỏi đen Thần dược điều trị ung thư mà bạn không ngờ tới Điểm danh thói quen ...
Trang chủ > Tin Y Tế - Sức Khoẻ > Những trường hợp nào không được sử dụng tỏi đen?

Những trường hợp nào không được sử dụng tỏi đen?

Tỏi đen được nhiều người biết đến là loại thực phẩm có không ít lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên loại dược liệu này không phải dành cho tất cả mọi người.

Tỏi đen thần dược đối với sức khỏe

Tỏi đen thần dược đối với sức khỏe

Trong tỏi đen có chứa chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là ” thuốc kháng sinh tự nhiên” bởi tác dụng giúp phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó, tỏi đen còn được biết đến với khả năng gỗ trợ điều trị ung thư do khả năng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, giảm cholesterol giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, tốt cho tim mạch… nên được rất nhiều người sử dụng làm thực phẩm ăn hằng ngày, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe thì không nên sử dụng tỏi đen trong những trường hợp dưới đây!

Những người có vấn đề về mắt

Theo các Thầy thuốc Y học cổ truyền cho biết “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt”. Bởi loại thực phẩm này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu, mắc bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.

Người mắc bệnh tả

Những người đang gặp phải vấn để về đường ruột như bệnh tả, thì không nên sử dụng loại thực phẩm này, bởi vì chất allicin có trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

Những người có tiền sử mắc bệnh gan

Tỏi có công dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Tuy nhiên đối với những người đã và đang gặp phải vấn đề về gan thì không nên sử dụng tỏi, bởi  loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh không phù hợp với những người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan), nếu sử dụng lâu ngày sẽ càng nóng hơn và dẫn tới nhiều tổn thương cho gan.

Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kỵ

Theo những chia sẻ từ chuyên mục Sức khỏe và dinh dưỡng, thì một số loại thực phẩm như Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó thì không nên kết hợp với tỏi. Tỏi khi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng đầy bụng, khó tiêu.

Không dùng khi đói

Không nên ăn tỏi khi đói, bởi chất allicin có trong tỏi rất dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày, viêm loét dạ dày. 

Không ăn tỏi khi bị dị ứng

Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh nặng, thể trạng suy yếu

Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc. Không ăn tỏi khi đang sử dụng thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, khi thể trạng không được khỏe thì cũng không nên ăn tỏi, bởi kinh nghiệm của cổ nhân, ăn quá nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết. Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. 

Những trường hợp không nên dùng tỏi đen

Những trường hợp không nên dùng tỏi đen

Không được lạm dụng

Tỏi tuy là một vị thuốc Đông y có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng không nên ăn quá nhiều và quá thường xuyên. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ. Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn tỏi nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng đầy hơi, chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

Người bị bệnh tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.

So với tỏi thông thường, tỏi đen đã được làm biến đổi thành phần hóa học trong tỏi, tạo ra những nhóm có nhiều tác dụng sinh học như flavonoid, polyphenol, thiosulfit, đặc biệt SAC có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng tỏi đen với những người già yếu, người mới ốm dậy, người làm việc trong môi trường độc hại , người có nguy cơ bị mắc các bệnh ung thư cao như ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan…và không nên sử dụng trên 20g tỏi đen mỗi ngày.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

8

5 loại thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ

Nếu mỗi ngày bạn đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một giấc ngủ ...