Sự tưới máu mô đưa đến rối loạn chức năng và tổn thương tế bào dẫn đến tình trạng choáng, và rối loạn chức năng màn tế bào là giai đoạn cuối chung cho những dạng khác của choáng. Vì vậy cần được nhận biết và điều trị kịp thời để ngăn ngừa tổn thương cơ quan.
- Ăn gì để điều trị bệnh loãng lưỡng?
- Tác dụng chữa bệnh từ cây thì là bạn nên biết
- Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây dại ké đầu ngựa
Hãy cùng chúng tôi theo dõi cuộc trò chuyện với một bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để hiểu rõ hơn về tình trạng choáng này nhé!
Tình trạng choáng
Phân loại và các giai đoạn của tình trạng choáng
Thưa bác sĩ, choáng được phân loại như thế nào ?
Trả lời: Choáng được phân thành các loại sau:
Choáng giảm thể tích:
- Mất máu: Chấn thương, xuất huyết tiêu hoá trên và dưới, phình vách thất, hoặc phình động mạch chủ vỡ, …
- Mất dịch: Nôn ói, tiêu chảy, bỏng, sử dụng quá liều lợi tiểu, nhiễm ceton – acid.
- Mất vào khoang thứ ba: Xơ gan, viêm tuy cấp, tắc ruột.
Choáng tim:
- Cơ tim: Nhồi máu cơ tim cấp, bệnh cơ tim giản nở.
- Cơ học: Hỡ van hai lá, thông liên thất, hẹp chủ nặng.
- Rối loạn tim.
Choáng tắc nghẽn ngoài tim:
- Chèn ép tim
- Thuyên tắc phổi
- Tràn khí màng phổi áp lực.
Choáng phân bố (giảm nặng trương lực mạch máu toàn thân)
- Choáng nhiễm trùng
- Choáng độc tố
- Choáng phản vệ
- Choáng thần kinh (sau tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc tuỷ sống)
- Choáng do bệnh lý nội tiết (cơn Addison, hôn mê do suy giáp).
Bác sĩ có thể cho biết choáng gồm các giai đoạn nào?
Trả lời:
Choáng có thể tiến triển qua 3 giai đoạn, lên đến đỉnh điểm là tổn thương cơ quan đích không hồi phục và tử vong.
Tiền choáng
Trong giai đoạn này, những cơ chế ổn định thể dịch của cơ thể bù trừ cho sự giảm tưới máu
Nhịp tim nhanh, co thắt mạch ngoại biên và sự giảm vừa phải huyết áp là dấu hiệu lâm sàng duy nhất của choáng thể tích.
Choáng phân bố thường đặc trưng bởi giãn mạch ngoại biên và trạng thái tim tăng động.
Choáng
Trong giai đoạn này, những cơ chế điều hoà nổi bật hơn và những triệu chứng cơ năng, thực thể của rối loạn chức năng cơ quan xuất hiện, bao gồm hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, thở nhanh, toan chuyển hoá, tiểu ít và da lạnh ẩm.
Sự xuất hiện của những triệu chứng này tương ứng với một hoặc nhiều điều sau :
-Sự giảm 20 – 25% dòng máu hiệu quả trong choáng giảm thể tích
-Sự tụt chỉ số tim < 2,5L/phút/m2
-Sự hoạt hoá các hoá chất trong gian trong nhiễm trùng máu.
Tổn thương cơ quan đích
Trong giai đoạn này, rối loạn chức năng cơ quan đích đưa đến tổn thương cơ quan không hồi phục và tử vong.
-Lượng nước tiểu giảm, lên đến đỉnh điểm là vô niệu
-Bứt rứt, kích động, tiến tới lơ mơ hoặc hôn mê
-Toan hoá làm giảm thêm cung lượng tim và làm thay đổi quá trình chuyển hoá của tế bào.
Suy nhiều hệ cơ quan đưa đến tử vong
Hỏi: Vậy choáng có những đặc điểm nào vậy thưa bác sĩ ?
Trả lời:
Là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur qua quan sát thực tế lâm sàng tôi thấy rằng choáng có các điểm sau đây
Hạ huyết áp (Huyết áp thu tâm < 90mmHg, huyết áp trung bình < 60mmHg)
Trong giai đoạn sớm, hạ huyết áp chỉ tương đối tuỳ thuộc vào mức huyết áp cơ bản của bệnh nhân, một sự giảm huyết áp thu tâm thu > 40mmHg gợi ý choáng. Nhịp tim nhanh, thở nhanh.
Da lạnh ẩm : Do co thắt mạch ngoại biên. Một ngoại lệ là trong choáng phân bố (như choáng nhiễm trùng), giãn mạch chiếm ưu thế và da đỏ, ấm.
Thiểu niệu (< 20ml/ giờ)
Rối loạn tri giác: Bắt đầu với bứt rứt tiến tới nhầm lẫn hoặc mê sảng và cuối cùng là lơ mơ hoặc hôn mê.
Toan chuyển hoá: Khởi đầu bệnh nhân bị kiềm hô hấp. Tuy nhiên khi choáng tiến triển, toan chuyển hoá xuất hiện do sự giảm độ thanh lọc lactat. Nếu choáng tiến triển tới suy tuần hoàn và giảm oxy mô, sự tạo thành lactat tăng do chuyển hoá yếm khí.
Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán tình trạng choáng
Hỏi: Bên cạnh các biểu hiện lâm sàng thì có các xét nghiệm cận lâm sàng nào để chuẩn đoán choáng ?
Cần những xét nghiệm cận lâm sàng để phòng ngừa
Trả lời:
Cận lâm sàng
Hb/Hct : Dấu chỉ điểm kém trong mất máu cấp
+ Hb/Hct thấp : chảy máu
+ Hct cao : mất nước
Bạch cầu :
+ Cao : Dấu chứng không đặc hiệu của nhiễm trùng
+ Thấp : Nhiễm trùng ở bệnh nhân giảm bạch cầu
Kiểm tra số lượng tiểu cầu, Prothrobin time (PT), Partial Thromboplastin time (PTT), sàng lọc DIC nếu bệnh nhân đang chảy máu
Tổng phân tích nước tiểu :
+ Đường hoặc ceton cao : Nhiễm ceton acid hoặc nhiễm trùng
+ Bạch cầu và vi khuẩn : Gợi ý nhiễm trùng tiểu
US – Creatinin – Ion đồ
+ US tăng : Chảy máu đường tiêu hoá
+ Tăng Natri, kali, Clo, US, Creatinin : mất nước
Đường huyết : Cao: nhiễm ceton acid hoặc choáng nhiễm trùng
Men tim : CK – MB, troponin
ß – HCG : Phụ nữ ở tuổi sinh đẻ có nguy cơ thai ngoài tử cung vỡ
Khí máu động mạch: Thường cho thấy toan chuyển hoá (trong choáng nhiễm trùng, kiềm hô hấp đi trước toan chuyển hoá)
Cấy máu, cấy đàm, nhuộm gram, cấy nước tiểu và những vị trí nghi ngờ khác.
Điện tâm đồ
+ Thiếu máu cơ tim
+ Rối loạn nhịp cấp
+ Chèn ép tim : Điện thế thấp, điện thế so le
+ Tăng gánh tim phải trong thuyên tắc phổi
X quang ngực : Viêm phổi, suy tim ứ huyết, tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, nhồi máu phổi, tổn thương do chấn thương
Siêu âm tim : Chèn ép tim, suy tim ứ huyết, thiếu máu cơ tim (rối loạn vận động vùng), bóc tách động mạch chủ.
Siêu âm bụng : Giúp chẩn đoán chảy máu trong ổ bụng, thai ngoài tử cung vỡ
Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (central venous pressure : CVP) và áp lực mao mạch phổi bít (pulmonary capillary wedge pressure : PCWP) có thể cần để phân biệt các loại choáng khác nhau:
+ Áp lực mao mạch phổi bít < 6mmHg gợi ý choáng giảm thể tích hoặc choáng phân bố
+ Áp lực mao mạch phổi bít > 20mmHg gợi ý suy thất trái.
Cung lượng tim (đo bằng cách pha loãng nhiệt): Giảm trong choáng tim và choáng giảm thể tích, tăng trong giai đoạn đầu của choáng nhiễm trùng.