Hoài sơn là một trong những loại thực phẩm chúng ta hay bắt gặp ngoài chợ, với tình lành trong Đông Y hay sử dụng Hoài sơn để điều trị các bệnh như tiêu chảy, thận hư với biểu hiện ăn kém, đái tháo đường…
- Thảo dược quý chữa bệnh mất ngủ tốt nhất hiện nay
- Các vị thuốc chữa bệnh phổ biến trong Đông y
- Một vài cây thảo dược quý hiếm cơ nguy cơ bị tuyệt chủng
Bài thuốc hay trị bệnh từ củ Hoài sơn mua hàng ngày ngoài chợ
Theo như các chuyên gia sức khỏe đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, phế, thận và vị nên củ mài có tác dụng kiện tỳ ích khí, bổ phế cố thận, ích tinh sáp niệu, rất phù hợp để điều trị một số bệnh.
Công dụng hữu hiệu từ củ Hoài sơn
Hoài sơn là cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế. Loại củ này phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia, bên cạnh đó cũng được trồng nhiều ở đồng bằng để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu, có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa xuân.
Những người dân sinh sống ở vùng núi thường đào Hoài sơn về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn có thể dùng ghế cơm để ăn như các loại khoai. Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng như một vị thuốc Đông y để chữa các bệnh sau:
- Người có cơ thể suy nhược;
- Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày;
- Bệnh tiêu khát;
- Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh;
- Viêm tử cung (bạch đới);
- Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt;
- Ra mồ hôi trộm.
Hoài sơn hay cách gọi khác chính là Củ mài, đây là một trong những loại củ có thể gặp tại các chợ phổ biến ở các vùng núi, vùng đồng bằng từ Nam ra Bắc. Củ mài dễ kiếm, dễ ăn có thể sử dụng như những vị thuốc trong nhà.
Bài thuốc hay từ củ mài
Một số bài thuốc hay từ Hoài sơn hay còn gọi là Củ mài
Theo các Y sĩ Y học cổ truyền củ mài hay Hoài sơn có thể chế biến làm một số món ăn dùng để điều trị bệnh, các bạn có thể tham khảo cách làm như sau:
–Bún miến làm từ củ mài: củ mài tươi cạo vỏ, sát bột sau đó làm thành dạng sợi miến, mì để chế các món ăn phù hợp với mọi người, đặc biệt là người cao tuổi.
–Nước bột gạo củ mài: củ mài 100g, xuyên tiêu 30g, khiếm thực 100g, đường trắng 30g, gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, sau đó để khô rồi rang chín tán thành bột. Củ mài, xuyên tiêu, khiếm thực sao qua rồi tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau sau đó để vào lọ mỗi lần sử dụng lấy 30 – 60g pha với nước sôi thêm ít đường trắng sử dụng cho những trường hợp ăn kém, chán ăn, chậm tiêu do tỳ vị hư nhược.
–Cháo củ mài: củ mài 30g, gạo nếp 50g, nấu cháo thêm một chút đường trắng hoặc muối ăn tuỳ ý ăn nóng. Dùng tốt cho người tỳ vị hư, hội chứng lỵ mạn tính, tiêu chảy, khí huyết hư, hư lao, khô miệng khát nước, chán ăn, táo bón.
–Cháo củ mài ý dĩ: củ mài 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, ý dĩ 30g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50 – 100g đem nấu cháo thêm đường, muối sử dụng khi đói cho những người tỳ vị hư, trướng bụng, ăn kém chậm tiêu, tiêu chảy, toàn thân mệt mỏi.
–Rượu củ mài: củ mài (thái lát) 250g, rượu 30 – 35độ 1lít, thần khúc 250g, cho vào ngâm trong 10 – 15 ngày, khi sử dụng uống từ 10 – 20ml cho người mắc chứng phong thấp huyễn vựng (đau đầu, chóng mặt…).
–Tuỵ lợn hầm củ mài: củ mài 60g, tụy lợn 1 cái, đem thái lát tất cả hầm nhừ, thêm gia vị cho vừa sử dụng cho những người bị đái tháo đường.
Trên đây là một trong những bài thuốc y học cổ truyền từ Hoài sơn hay còn gọi là củ mài, lưu ý những người có bệnh thấp nhiệt thực tà không được sử dụng củ mài. Với bài thuốc rất lành tính này bạn có thể sử dụng củ mài như một phương thuốc hữu hiệu để chữa bệnh ngay tại nhà. Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh nặng, vẫn cần phải có sự chuẩn đoán và tư vấn từ phía thầy thuốc.
Nguồn: Ysiyhoccotruyen.com