Danh mục
Bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng tam thất bắc cho công hiệu tuyệt vời Tam thất bắc từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền và là vị thuốc Đông y nổi tiếng với công hiệu bảo vệ tim mạch, trị bệnh huyết áp. Bất ngờ công dụng chữa bệnh ung thư amidan bằng nấm lim xanh Tiểu đêm không còn là nỗi ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng tam thất bắc cho công hiệu tuyệt vời

Bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng tam thất bắc cho công hiệu tuyệt vời

Tam thất bắc từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền và là vị thuốc Đông y nổi tiếng với công hiệu bảo vệ tim mạch, trị bệnh huyết áp.

Tam thất bắc nổi tiếng với công hiệu bảo vệ tim mạch, trị bệnh huyết áp

Tam thất bắc nổi tiếng với công hiệu bảo vệ tim mạch, trị bệnh huyết áp

Vì sao Tam thất bắc được coi là thần dược?

Theo Y học cổ truyền, Tam thất bắc có khả năng cầm máu, trị bằng huyết, khú ứ, đau bụng rong kinh ở phụ nữ sau khi sinh để hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó Tam thất bắc còn có công dụng làm tam máu ứ, giảm triệu chứng sưng tấy, huyết khí ứ trệ.

Các trường hợp chảy máu do chấn thương kể cả bên trong nội tạng cũng có thể dùng tam thất để cầm máu, tiêu máu. Ngoài ra còn giúp tăng cường lưu thông máu, tăng lượng hồng cầu giúp phòng tránh bệnh máu đông hoặc các vết thương hở lâu lành.

Các thành phần có trong Tam thất bắc chứa nhiều dược chất giúp tăng cường thể lực, tăng sức đề kháng và phục hồi thể trạng của những người có sức khỏe yếu.

Cây tam thất bắc

Cây tam thất bắc

Một số bài thuốc Y học cổ truyền với Tam thất bắc

Dưới dây là một số bài thuốc Y học cổ truyền với Tam thất bắc

Bài thuốc 1: Trị ói máu : Trứng gà 1 quả, đánh vỡ, hòa Tam thất bột 1 chỉ, nước ngó sen 1 ly nhỏ, rượu cũ nửa ly nhỏ, nấu cách thủy chín ăn vậy. (Trích từ Đồng thọ lục)

Bài thuốc 2: Trị ho máu, kiêm trị ói máu, chảy máu cam, trị ứ huyết và nhị tiện ra máu: Hoa nhụy thạch 3 chỉ (nung tồn tính), Tam thất 2 chỉ, Huyết dư 1 chỉ (nung tồn tính). Tất cả nghiền bột mịn. Phân 2 lần, nước sôi uống. (Trích từ Y học trung Trung tham Tây lục – Hóa huyết đơn)

Bài thuốc 3: Bài thuốc Y học cổ truyền trị huyết lị với Tam thất: Tam thất 3 chỉ, nghiền nhỏ, nước vo gạo điều uống. (Trích từ: Tần Hồ tập giản phương)

Bài thuốc 4: Trị đại trường ra máu: Tam thất nghiền nhỏ, cùng rượu trắng nhạt điều uống 1, 2chỉ. Gia 5 phân vào thang Tứ vật cũng được. (Trích từ: Tần Hồ tập giản phương)

Bài thuốc 5: Cho sau sanh huyết nhiều: Tam thất nghiền nhỏ, nước cơm uống 1 chỉ. (Trích từ: Tần Hồ tập giản phương)

Bài thuốc 6: Trị mắt đỏ, vô cùng nặng: Tam thất căn mài nước thoa xung quanh. (Trích từ: Tần Hồ tập giản phương)

Bài thuốc 7: Trị vết thương do dao, thu miệng: Long cốt tốt, Da voi, huyết kiệt, Nhân sâm tam thất, Nhũ hương, Mộc dược, Giáng hương bột các vị lượng bằng nhau. Làm bột, uống với rượu ấm hoặc thấm lên (Trích Cương mục thập di – Thất bảo tán)

Bài thuốc 8: Cầm máu: Nhân sâm tam thất, Sáp trắng, Nhũ hương, Giáng hương, Huyết kiệt, Ngũ bội, mẫu lệ các vị lượng bằng nhau. Không qua lửa, làm bột. Đắp vậy. (Trích từ Hồi xuân tập – Quân môn chỉ huyết phương)

Bài thuốc 9: Trị nhọt sưng vô danh, đau nhức không ngừng: Sơn tất mài giấm gạo điều thoa, đã vỡ, nghiền bột thoa khô. (Trích từ Cương mục)

Bài thuốc 10: Hổ cắn, vết thuơng côn trùng, Tam thất mỗi lần uống 3 chỉ, uống với nước cơm. Ngoài ra lấy Tam thất nhai thoa chỗ bị thương. (Trích Trung thảo dược đại toàn)

Bài thuốc 11: Dùng Sanh Tam thất bột 1g, mỗi ngày 2 ~3 lần hòa nước uống, điều trị 76 ca chứng mỡ máu cao, kết quả: hiệu suất hạ cholesterol là 78%, hiệu suất hạ triglyceridelà 57,5%, hiệu suất hạ β lipoprotein là 53 % (Trích từ Tạp chí Trung y, 1994, 2: 70)

Bài thuốc 12: Dùng Tam thất bột 3g, sáng tối đều 1 lần hòa nước uống lúc bụng đói, 7 ngày là 1 liệu trình, điều trị 60 ca di chứng sau chấn động não, có tổng hiệu suất là 86,1% (Trích từ Hà Nam Trung y, 1997, 4; 235)

Bài thuốc 13: Dùng Tam thất bột, Tây dương sâm đều 15g, mỗi ngày hòa uống 1g, 15 ngày là 1 liệu trình, điều trị 26 ca Phì đại tuyến tiền liệt, tổng hiệu suất là 88, 5%. ( Trích từ Tạp chí Trung y, 1994, 4: 199)

Bột tam thất bắc được dùng nhiều trong các bài thốc Y học cổ truyền

Bột tam thất bắc được dùng nhiều trong các bài thốc Y học cổ truyền

Bài thuốc 14: Dùng Tam thất nghiền bột qua mắt rây 110, giấm điều thành dạng hồ để sẳn dùng, trước làm sạch mặt vết thương, rồi thoa cao thuốc, 2 ngày thay thuốc 1 lần, điều trị 36 ca hoại tử, thối rữa (do bộ phận cơ thể bị đè nén lâu), qua thay thuốc 4 ~ 10 lần, toàn bộ trị khỏi. (Trích từ Thời Trân quốc y quốc dược, 1996, 4: 200)

Bài thuốc 15: Tam thất bột 2 ~ 3 phân, uống 2 ~3 lần, điều trị tổng cộng 10 ca bệnh nhân Giãn phế quản, Lao phổi v.v… gây ra khạc huyết, trong đó cầm máu hoàn toàn 8 ca. Trích từ [Hồ Nam khoa kĩ tình báo (Y học vệ sinh), (9): 24, 1972]

Bài thuốc 16: Bột Sâm tam thất điều trị chứng đau thắt cơ tim thể không ổn định:Phương pháp dùng: Sâm tam thất bột 2 ~3 g, mỗi ngày uống 2 ~3 lần, liên tục dùng thuốc 2 tuần là 1 liệu trình, sau khi thuyên giảm châm chước giảm liều, điều trị 10 ca Chứng đau thắt cơ tim thể không ổn định, hiệu quả thống kê sau khi dùng thuốc 5 ngày, kết quả 7 ca hiệu quả rõ rệt, 3 ca hữu hiệu.Trích từ [Tạp chí Trung y Chiết Giang 21 (3): 106, 1986].

Theo như chia sẻ của giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Tam thất bắc có tính ôn,  đối với những người có sức khỏe bình thường có thể sử dụng thường xuyên. Đối với người quá nóng sẽ có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm, gây ngứa, mụn nhọt hoặc xuất hiện hiện tượng dị ứng,.. trong trường hợp này cần dùng Tam thất bắc tùy vào cơ địa và phải có sự chỉ định của thầy thuốc.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.