Đau khớp cổ tay là bệnh thường gặp nhất hiện nay, biểu hiện ấn thấy đau, cử động rất đau và gây khó chịu và giảm khả năng hoạt động cầm nắm của bàn tay. Bài thuốc Y học cổ truyền sau đây sẽ giải quyết vấn đề này.
- Bài thuốc y học cổ truyền trị rụng tóc của Từ Hy Thái Hậu
- Xuyên khung – Vị thuốc Đông y thổi bay cơn đau xương khớp
- Hướng dẫn cách chữa bệnh đau nhức xương khớp từ lá lốt
Có những nguyên nhân nào gây đau khớp cổ tay?
Theo y sĩ y học cổ truyền, những người bị đau cổ tay là do:
– Vấn đề đề về tuổi tác: Khi bạn đã có tuổi, các cơ quan dần lão hóa, nhất là xương khớp. Phần sụn khớp ở cổ tay, ngón tay,…trở nên yếu và nứt vỡ, bao khớp bong tróc,…gây đau nhức và có thể gây cứng khớp cổ tay.
– Môi trường làm việc: Đối tượng làm việc với máy tính thường xuyên phải sử dụng chuột, bàn phím khiến cổ tay chịu áp lực lớn liên tục sẽ gây đau cổ tay.
– Chấn thương: Trong trường hợp vận động quá sức, tai nạn,…xảy ra trật khớp, gãy tay, xương sụn khớp,…có thể làm cổ tay đau nhức.
– Ngoài ra, người bị đau nhức cổ tay có thể mắc các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, hội chứng ống cổ tay,…
Bài thuốc Y học cổ truyền trị đau khớp tay
Thuốc dùng để uống: dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:
Bài 1: Cây xấu hổ 20g, ngải diệp 10g, bồ công anh 16g, nam tục đoạn 16g, lá tre 12g, rễ cây gấc 12g, kê huyết đằng 16g, cẩu tích 10g, ngũ gia bì 12g, rễ cây cúc tần 12g, lá lốt 10g, hy thiêm 12g, đương quy 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g, sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2 Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM: Xuyên khung 10g, đương quy 16g, thục địa 12g, nam tục đoạn 16g, độc lực 16g, kê huyết đằng 16g, rễ cây xấu hổ 16g, rễ cỏ xước 16g, rễ bưởi bung 20g, rễ cây gấc 16g, ngũ gia bì 12g, nhục quế 8g, thiên niên kiện 10g, củ đinh lăng 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g, sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Thuốc xoa bóp: Có công dụng giảm đau, chống viên, hoạt huyết, tán ứ
Nguyên liệu gồm các vị thuốc Đông y sau: xuyên khung, kê huyết đằng, tế tân, bạch chỉ, thiên niên kiện, nhục quế, hoa hồi, thạch xương bồ, trần bì mỗi vị thuốc 10g.
Cách làm:Thái nhỏ các vị thuốc trên cho vào lọ thủy tinh. Dùng rượu đổ ngập ngâm trong 5 ngày là sử dụng được. Dùng thuốc này xoa vào cổ tay một ngày khoảng 2 đến 3 lần.
Thuốc đắp: Có công dụng giảm đau trừ thấp, tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
Bài 1: Vỏ cây gạo, lấy một lượng vừa đủ, thái phiến. Sau đó cho vào cối giã nhỏ, trộn vào một chút đồng tiện, sao nóng rồi đắp tại chỗ băng lại. Ngày 1 lần, tối 1 lần.
Bài 2: Lá cây gấc và lá cây đinh lăng, hai thứ phân lượng bằng nhau. Hai thứ giã nhỏ, sao rượu, đắp tại chỗ băng lại.
Nguồn :Y học Cổ truyền TPHCM