Theo thống kê có đến 80% phụ nữ sẽ trải qua tình trạng ốm nghén khi mang thai. Sau đây xin thông tin các mẹ những món ăn bài thuốc trị ốm nghén cực hiệu quả như sau.
- Mách bạn những công dụng của vị thuốc thích tật lê
- Chữa bệnh đau lưng bằng phương pháp y học cổ truyền hiệu quả
- Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh trĩ hiệu quả
Phụ nữ thường bị ốm nghén ở đầu thai kỳ
Bệnh ốm nghén là gì?
Bênh ốm nghén thường xảy ra ở phụ nữ vào đầu thai kỳ có thể dẫn đến nôn mửa. Một số phụ nữ sẽ cảm thấy khỏe hơn sau 3 tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên một số vẫn phải trải qua tình trạng tồi tệ hơn trong toàn bộ thai kỳ.
Theo Y học hiện đại thì nguyên nhân dẫn đến ốm nghén là do: nồng độ hCG tăng nhanh trong giai đoạn đầu của thai kỳ; tăng cảm giác về mùi khiến mũi bạn thính hơn vì thế cơ thể sẽ nhạy cảm với những mùi khó chịu khiến cơ thể mệt mỏi; dạ dày nhạy cảm có thể làm tăng khả năng ốm nghén.
Theo các Y sĩ y học cổ truyền nguyên nhân gây ốm nghén là do thể khí huyết không điều hòa gây nên các triệu chứng như nôn mửa không muốn ăn, mệt mỏi, chậm kinh,…Phương pháp điều trị chủ yếu là dưỡng can huyết, kiện tỳ vị.
Một số món ăn Bài thuốc Y học cổ truyền trị ốm nghén cực hiệu quả
Bài thuốc thứ 1: Dùng 1.000g gạo nếp ngâm trong nước 1 ngày đêm, nên thay nước đôi lần sau đó vo rửa sạch làm khô, sao vàng, tán bột. Khi sử dụng thì hòa với nước sôi, thêm chút đường cho uống. Dùng trong trường hợp thai phụ bị nôn ói như trào ngược dạ dày thực quản, thai nghén…
Bài thuốc thứ 2: Dùng mạch môn tươi 50g, gừng tươi 50g, sinh địa tươi 50g. Ép lấy nước 3 nguyên liệu trên. Dùng 100g gạo tẻ, 50g ý dĩ để nấu cháo. Khi cháo bắt đầu chín cho nước ép 3 nguyên liệu trên vào khuấy đều là được. Dùng trong trường hợp chị em bị nhiễm độc thai nghén nôn oẹ không ăn uống được.
Bài thuốc thứ 3: Nước mía nóng: nước ép mía 100ml, đun cách thủy, ngày uống 3 lần. Dùng cho thai phụ nôn oẹ, nôn khan dai dẳng do nhiễm độc thai nghén.
Bài thuốc thứ 4: gồm vị thuốc đông y tử tô diệp 15g, ô mai 10g, gừng tươi 10g, trúc nhự 10g, gạo tẻ 60g. Đem các dược liệu nấu lấy nước, bỏ bã; gạo đem nấu cháo; khi cháo được cho nước thuốc vào, đun sôi. Nên dùng từ 5 đến 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. Dùng cho phụ nữ có thai đầy tức bụng, nôn ói, đau đầu chóng mặt, đắng miệng, nhạt miệng, khát nước, đe dọa sẩy thai.
Lá tử tô diệp có tác dụng chữa nôn mửa
Bài thuốc thứ 5: Nước lô căn hãm đường phèn: rễ sậy (lô căn) tươi 120g, đường phèn 50g. Lô căn đun cách thủy với 300ml nước, vớt bỏ bã, cho đường phèn, khuấy cho tan. Uống thay nước chè. Dùng cho bệnh nhân nôn ói do nhiễm độc thai nghén.
Bài thuốc thứ 6: Canh bí đao hương phụ: bí đao 300 – 500g, hương phụ 12g. Bí đao gọt vỏ thái lát, cùng đem nấu canh, thêm gia vị thích hợp. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 5 – 10 ngày. Dùng cho các trường hợp nhiễm độc thai nghén, phù nề.
Bài thuốc thứ 7: Trà táo gạo rang: táo tây 30 – 60g, gạo tẻ 30g. Táo rửa sạch để nguyên vỏ, thái lát. Sao vàng cả hai thứ trên và cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi uống thay trà. Dùng trong trường hợp thai phụ bị nôn ói, nhiễm độc thai nghén.
Bài thuốc thứ 8: Nguyên liệu gồm yến sào 4g, đỗ trọng 15g, đường kính liều lượng thích hợp. Yến sào cho vào nước sôi để mềm cắt thành miếng. Cho tất cả vào nấu trong 0,5 – 1 giờ, ăn yến sào và uống nước, bỏ đỗ trọng. Dùng trong trường hợp thai phụ ho nấc, nôn ói (có tác dụng an thai hòa vị, chỉ ẩu).
Chú ý: Nếu thai phụ bị nôn nặng, nhiễm độc thần kinh, nhiễm độc toan do mất nước và mất điện giải nặng phải được chữa trị bằng y học hiện đại.