Viêm tiểu phế quản là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, khi các tiểu phế quản chưa phát triển toàn diện, khi hệ hô hấp ở lứa tuổi này bị virus tấn công, các tiểu phế quản còn rất yếu cho nên dễ bị hẹp hoặc phù nề khi viêm, gây ra các triệu chứng khó thở và khò khè.
- Bệnh nhân sốt xuất huyết cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
- Bạn biết gì về ngộ độc nấm độc, biểu hiện và cách phòng ngừa
- Bệnh viêm mao mạch dị ứng là gì? dấu hiệu nhận biết
Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị thì chúng ta sẽ cùng gặp và trò chuyện cùng các Bác sĩ – Giảng viên của trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để biết thêm chi tiết.
Viêm tiểu phế quản bệnh thường gặp ở trẻ em
Bệnh viêm tiểu phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Hỏi:Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết bệnh viêm tiểu phế quản là gì?
Trả lời:
Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi thường gặp. Bệnh gây viêm và tắc nghẽn trong đường hô hấp nhỏ (tiểu phế quản) của phổi. Viêm tiểu phế quản hầu như luôn do một loại virus gây ra. Thường thì thời gian cao điểm của bệnh viêm tiểu phế quản là trong những tháng mùa đông.
Viêm tiểu phế quản thường có các triệu chứng ban đầu tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó sẽ có ho, thở khò khè và đôi khi khó thở. Các triệu chứng bệnh có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần, thậm chí một tháng.
Hầu hết trẻ em sẽ cải thiện bệnh khi được chăm sóc tại nhà, một số rất ít phải nhập viện.
Các biến chứng của viêm tiểu phế quản nặng bao gồm:
- Da hoặc môi tái xanh (chứng xanh tím) do thiếu oxy;
- Ngưng thở. Tình trạng này có thể xảy ra ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh trong vòng hai tháng đầu tiên trong đời;
- Mất nước;
- Nồng độ oxy thấp và suy hô hấp.
Hỏi: Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản và các triệu chứng thường gặp của bệnh là gì?
Trả lời:
Viêm tiểu phế quản do virus tấn công đường hô hấp nhỏ trong phổi và gây nhiễm trùng, làm cho các tiểu phế quản sưng lên và viêm. Chất nhầy tích tụ ở đường dẫn khí làm cho các luồng không khí gặp khó khăn khi đi vào và đi ra.
Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. RSV là loại virus thường lây nhiễm ở trẻ em dưới tuổi 2. Các đợt bùng phát nhiễm virus RSV xảy ra vào mùa đông. Viêm tiểu phế quản cũng có thể do một số virus khác gây ra, bao gồm virus gây ra bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
Các virus gây viêm tiểu phế quản dễ lây lan. Bạn có thể bị nhiễm chúng qua các giọt nước trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói. Bạn cũng có thể nhiễm bệnh khi chạm vào một số vật dụng chung, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi và sau đó chạm vào mắt, mũi hay miệng.
Dưới đây những triệu chứng phổ biến thường gặp của bệnh viêm tiểu phế quản:
- Sổ mũi;
- Nghẹt mũi;
- Ho;
- Sốt nhẹ (không thường xuyên);
- Khó thở;
- Khò khè;
- Viêm tai (viêm tai giữa) ở trẻ sơ sinh.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ những dấu hiệu sau đây:
- Nôn;
- Khò khè;
- Thở rất nhanh – hơn 60 lần một phút;
- Thở mệt nhọc – ngực rút lõm khi hít thở;
- Chậm chạp hoặc hôn mê;
- Không uống đủ nước hoặc thở quá nhanh không thể ăn uống;
- Da tái xanh, đặc biệt là môi và móng tay.
Những triệu chứng trên cực kì quan trọng nếu con bạn nhỏ hơn 12 tuần tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ khác của viêm tiểu phế quản – bao gồm sinh non hoặc bệnh tim phổi.
Cách hỗ trợ điều trị và phòng tránh viêm tiểu phế quản ở trẻ em như thế nào?
Cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Hỏi: Bệnh viêm tiểu phế quản gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ, vậy cách chữa trị và phòng tránh bệnh như thế nào?
Trả lời:
Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản tại nhà. Hãy cho con bạn uống nhiều nước để tránh mất nước. Nếu bé bị nghẹt mũi, sử dụng ống hút để hút bỏ chất nhầy. Thuốc hạ sốt (chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen) có thể giúp bé hạ sốt. Bạn đừng dùng aspirin cho trẻ dưới 2 tuổi vì bé sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye. Bạn không nên tự mua thuốc ho và thuốc cảm để dùng. Bạn cần thận trọng với thuốc, hãy đọc và làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giãn phế quản nếu con bạn có dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể cần phải ở lại bệnh viện hoặc thở oxy.
Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh này nếu thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Giữ ẩm không khí. Nếu không khí trong phòng của bé khô, bạn hãy sử sụng máy tạo độ ẩm phun sương để làm ẩm không khí. Hãy đảm bảo độ ẩm sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc phát triển;
- Giữ trẻ thẳng đứng. Trẻ sẽ dễ thở hơn ở tư thế đứng;
- Cho trẻ uống nước. Để ngăn chặn tình trạng mất nước, hãy cho trẻ uống đầy đủ nước, nước ép trái cây v.v.;
- Nhỏ mũi bằng nước muối để thông mũi;
- Sử dụng thuốc giảm đau không cần theo toa bác sĩ. Thuốc giảm đau không cần theo toa bác sĩ như acetaminophen (Tylenol®, những biệt dược khác) có thể giúp trẻ giảm đau họng và cải thiện khả năng uống nước. Đừng bao giờ cho con bạn dùng aspirin. Thuốc OTC trị ho và cảm lạnh không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi;
- Duy trì môi trường không khói thuốc. Khói có thể làm các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nặng thêm;
- Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan bệnh;
- Tránh tiếp xúc với trẻ em bị viêm tiểu phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com