Danh mục
Đông y hướng dẫn món ăn bài thuốc thuốc từ lá lốt chữa phong thấp hiệu quả Không chỉ sử dụng trong mục đích nấu ăn, đông y còn kết hợp lá lốt cùng các vị thuốc tạo nên những món ăn bài thuốc chữa bệnh phong thấp, chướng bụng hiệu quả. Bài thuốc Đông y ngừa tăng cân cho cả nam và nữ Tìm hiểu về bài thuốc Nam hạ huyết ...
Trang chủ > Món ăn bài thuốc > Đông y hướng dẫn món ăn bài thuốc thuốc từ lá lốt chữa phong thấp hiệu quả

Đông y hướng dẫn món ăn bài thuốc thuốc từ lá lốt chữa phong thấp hiệu quả

Không chỉ sử dụng trong mục đích nấu ăn, đông y còn kết hợp lá lốt cùng các vị thuốc tạo nên những món ăn bài thuốc chữa bệnh phong thấp, chướng bụng hiệu quả.

Chữa bệnh hô hấp từ lá lốt vốn hiệu quả và đơn giản

Chữa bệnh hô hấp từ lá lốt vốn hiệu quả và đơn giản

Theo tài liệu được giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, về hành phần hoạt chất, lá lốt có alcaloid và tinh dầu (chủ yếu là õ-caryophylen), có tác dụng kháng khuẩn. Rễ có tinh dầu (chủ yếu là bornyl acetat). Trong y dược cổ truyền thường dùng nụ quả khô, còn lá tươi làm rau thơm gia vị.

Lá lốt được dùng làm thuốc chữa bệnh

Về cơ bản cách làm những bài thuốc từ lá lốt khá đơn giản, bạn có thể áp dụng theo cách làm sau với từng bài thuốc.

  • Chữa phong thấp, đau nhức xương: rễ lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, độc lực 12g, đơn gối hạc 12g, hạt xích hoa xà 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt: rễ lá lốt tươi 50g, rễ bưởi bung 50g, rễ cây vòi voi 50g, rễ cỏ xước 50g. Tất cả sao vàng, sắc; chia uống 3 lần trong ngày.
  • Chữa phù thũng: lá lốt 12g, rễ cà gai leo 12g, rễ mỏ quạ 12g, rễ gai tầm xoọng 12g, lá đa lông 12g, mã đề 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Giải độc, chữa say nấm, rắn cắn: lá lốt 50g, lá đậu ván trắng 50g, lá khế 50g. Tất cả rửa sạch, giã nát thêm ít nước, ép gạn lấy nước cho uống.

Những món ăn bài thuốc từ lá lốt chữa bệnh

Những món ăn bài thuốc từ lá lốt chữa bệnh

Món ăn thuốc có lá lốt

Theo bài thuốc Y học cổ truyền, lá lốt vị cay thơm, tính ấm vào tỳ vị. Tác dụng ôn trung tán hàn, kiện tỳ tiêu thực, hạ khí chỉ thống. Dùng cho người bị đau bụng lạnh gây nôn thổ, tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn; đau đầu, đau răng, chán ăn đầy bụng.

  • Đầu, chân dê hầm lá lốt: đầu dê 1 cái, chân dê 4 cái, lá lốt 30g, gừng tươi 30g, hạt tiêu 10g, hành trắng 50g, đậu xị lượng tùy ý, bột gia vị. Đầu và chân dê làm sạch, cho vào nồi, đổ nước nấu luộc chín, cho lá lốt, gừng tươi, hạt tiêu, hành trắng, đậu xị, bột gia vị, tiếp tục nấu nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần trong ngày. Món này rất tốt cho bệnh nhân có bệnh mạn tính, cơ thể suy nhược, tỳ vị hư hàn (đau quặn bụng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng).
  • Sữa bò sắc lá lốt: sữa bò 200ml, lá lốt tươi 30g, thái nhỏ, cùng cho vào nấu sắc, uống khi đói. Dùng tốt cho người bị đầy trướng, bụng tăng sinh hơi, trung tiện nhiều trong ngày.
  • Cháo lá lốt: gạo tẻ 100g, hành tươi 1 nắm, cành nụ lá lốt khô 30g, hồ tiêu 30g, quế 12g. Lá lốt khô, hồ tiêu, quế tán mịn, mỗi lần dùng 9g. Đầu tiên nấu nước hành tươi, gạn lấy nước bỏ bã để riêng. Cho tiếp gạo tẻ vo sạch vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín cho bột thuốc vào khuấy đều, ăn khi đói. Dùng tốt cho người bị đầy bụng không tiêu, chán ăn có liên quan với hư hàn, hàn thấp.
  • Lá nụ toàn cây lá lốt khô tán bột: mỗi lần uống 1,5-2g uống với nước canh hoặc nước cháo. Dùng tốt cho người bị ho nhiều đờm, nôn thổ.

Gia nhập Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để biết thêm nhiều bài thuốc hay khác.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

thuoc-dong-y-chua-benh-dau-nua-dau

Một số phương thuốc đông y cải thiện tình trạng đau đầu

Đông y gọi đau đầu là 'bệnh đầu thống' và phân chia thành 2 loại chính 'ngoại thương đầu thống' và 'nội thương đầu thống' gây nên. Và cũng có nhiều phương thuốc điều trị bệnh rất hiệu quả