Cà pháo muối xổi là món ăn ưa thích của nhiều gia đình Việt, tuy nhiên loại thực phẩm này nếu không biết cách sử dụng thì sẽ gây hại khôn lường đến sức khỏe người dùng.
- Tuyệt chiêu giúp xương chắc khỏe hơn nhờ các vị thuốc Đông y bí truyền
- Điều trị sốt xuất huyết bằng 8 bài thuốc dân gian
- Người có triệu chứng mất ngủ, ngủ không được nên dùng canh gì?
Cà pháo có nhiều tác hại đối với sức khỏe
Tác hại của quả cà pháo đối với sức khỏe là vô cùng lớn. Trong cà pháo tươi có chứa hàm lượng solanin cao gấp 10 lần so với mức an toàn. Do vậy nếu ăn cà muối xổi sẽ dễ bị ngộ độc, gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị ngộ độc thì sẽ kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Lúc này, xảy ra các biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, ho rát cổ họng, đau đầu, chóng mặt.
Theo nghiên cứu của các Y sĩ Y học cổ truyền, nếu một người sử dụng từ 2-5 mg/kg thể trọng thì sẽ dẫn đến ngộ độc còn từ 3-6mg thì đe dọa đến tính mạng con người. Cà pháo được muối chua hoặc nấu chín thì chất độc có trong cà pháo sẽ giảm đi đáng kể. Vì thế các bạn hãy cẩn thận để tránh những sai lầm khi sử dụng cà pháo nhé!
Độc tố có trong quả cà pháo sống
Trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít lượng chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao. Trong cà chất độc thường được biết tới là các alkaloids. Ngoài ra, cà pháo còn có một lượng solanin độc. Quả cà chưa chín có lượng chất độc solanin cao hơn nhiều so với quả chín.
Theo tin tức Y tế sức khỏe chất solanin trong cà được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây. Solanin rất độc, chỉ ăn với hàm lượng nhỏ nó cũng có thể làm cho cơ thể bạn bị ngộ độc.
Những tác dụng của quả cà pháo với sức khỏe
Tác hại của quả cà pháo đối với sức khỏe tuy rất lớn nhưng chúng cũng có một số công dụng nhất định. Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.
Cà pháo là một trong những vị thuốc Đông y chữa đau dạ dày hiệu quả, ngoài ra, có thể sử dụng cà pháo để chữa bệnh đau răng, bế kinh, ho mãn tính, trị đại tiện ra máu, trị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém, trị khó tiêu, đau răng, viêm lợi, ho lâu năm không khỏi, đinh nhọt và viêm mủ da, chân tay bị nứt nẻ và giá lạnh.
Những lưu ý khi sử dụng cà pháo muối
Để ngăn ngừa tác hại của quả cà pháo, bạn nên rửa sạch và ngâm nước muối loãng thật kỹ trước khi muối cà để loại bỏ bớt độc tố. Cắt bỏ sạch cuống cà vì trong cuống cà cũng có chứa độc tố.
Lưu ý khi làm món cà pháo muối
Những người không nên sử dụng cà pháo muối
Theo Đông y, cà pháo có tính hàn, vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, người mới ốm dậy, suy nhược không nên ăn cà, không nên ăn sống. Khi cơ thể vừa mới khỏi bệnh, hoặc đang bị bệnh cảm, tiêu chảy ăn cà, bệnh sẽ nặng hơn. Chính vì vậy, người ốm, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo.
Phụ nữ sau khi sinh nếu ăn cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi. Phụ nữ ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung. Thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả…Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng cà pháo.
Những thông tin về cà pháo trên đây vô cùng quan trọng, hi vọng những người có thói quen, sở thích ăn cà muối sẽ chú ý hơn khi ăn, vì nếu không cẩn cận sử dụng quá nhiều cà pháo trong thời gian dài sẽ gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com