Danh mục
Tăng Cường Quản Lý Cơ Sở Hành Nghề Đông Y Trong những năm gần đây các cơ sở hành nghề Y học cổ truyền phát triển mạnh, tạo diều kiện cho việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, thực trạng vẫn đang còn tồn tại khá phổ biến, đó là vẫn còn nhiều phòng khám Đông y hoạt động không có giấy ...
Trang chủ > Tin Giáo Dục > Tăng Cường Quản Lý Cơ Sở Hành Nghề Đông Y

Tăng Cường Quản Lý Cơ Sở Hành Nghề Đông Y

Trong những năm gần đây các cơ sở hành nghề Y học cổ truyền phát triển mạnh, tạo diều kiện cho việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, thực trạng vẫn đang còn tồn tại khá phổ biến, đó là vẫn còn nhiều phòng khám Đông y hoạt động không có giấy phép.

Vừa qua, cán bộ Phòng Y tế huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đến kiểm tra và phát hiện phòng khám Đông y của ông Nguyễn Bá Nho, ở xã Lai Cách, không có giấy phép hành nghề. Theo quy định của pháp luật, phòng khám Đông y của ông Nguyễn Bá Nho phải dừng hoạt động. Ông Nguyễn Bá Nho đã có đơn kiến nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cấp phép để phòng khám Đông y của ông được hoạt động lại.

su-phat-nhung-phong-kham-dong-y-khong-co-giay-phep

Theo ông Nguyễn Bá Nho, hội viên Hội Ðông y huyện Sóc Sơn, từ năm 2008 đến nay, ông đã nhiều lần làm đơn xin được cấp giấy phép hành nghề thuốc Đông y, nhưng đến nay, Sở Y tế Hà Nội vẫn chưa giải quyết. Hiện nay, hầu hết phòng khám của các hội viên Hội Ðông y huyện Sóc Sơn đều không có giấy phép, nhưng các cơ sở này vẫn ngang nhiên hoạt động.

Qua khảo sát thực tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn, chúng tôi dễ dàng bắt gặp những thầy lang bốc thuốc theo kiểu “truyền miệng”, thậm chí còn công khai trưng biển hiệu bốc thuốc như cửa hàng Đông y ở các xã Phú Cường, Trung Giã, Bắc Sơn, Nam Lý, chợ Nỉ… Mặc dù không có giấy phép khám, chữa bệnh (KCB), Đông y, nhưng các cửa hàng này vẫn bày bán đông dược, KCB công khai. Theo Phòng Y tế huyện Sóc Sơn, trên địa bàn huyện có khoảng 100 hội viên hội Đông y, nhưng đến nay mới chỉ có hai người được cấp giấy phép hành nghề.

Lý giải vì sao nhiều cơ sở hành nghề Y học cổ truyền không có giấy phép vẫn hành nghề?

Lý giải nguyên nhân tại sao nhiều cơ sở hành nghề Đông y trên địa bàn huyện không có giấy phép nhưng vẫn bán thuốc và KCB, Trưởng phòng Y tế huyện Sóc Sơn Nguyễn Văn Trịnh cho rằng: Hiện nay, công tác quản lý cũng như việc cấp giấy phép hành nghề đối với thầy lang, hoặc các cơ sở Đông y, còn nhiều bất cập. Vì theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT, ngày 4-11-2011, của Bộ Y tế, thì đối với người KCB phải có bằng cấp về chuyên môn, có cơ sở vật chất và trang thiết bị, có đất xây dựng địa điểm riêng, cố định và tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình; phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh… Theo những điều kiện này, thì rất ít thầy lang có đủ điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề, vì lâu nay, các bài thuốc đều của những người trong gia đình từ đời trước truyền lại và các thầy lang đều đã lớn tuổi, không thể theo học để có các bằng cấp về chuyên môn. Vậy nên, phần lớn các thầy lang đều bán thuốc và hành nghề… “chui”.

thuoc-dong-y

Bên cạnh đó, Thông tư này mới chỉ quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề Đông y cho các đối tượng là Bác sĩ của các trường Y học cổ truyền, còn riêng lương y thì chưa có. Mặt khác, việc cấp phép hành nghề cho các thầy lang còn chưa sát thực và còn chậm trễ, cho nên khó phân luồng, đánh giá và quản lý. Việc chậm trễ cấp chứng chỉ hành nghề vừa gây khó khăn cho các lương y, vừa ảnh hưởng mục tiêu phát triển của ngành Y học cổ truyền và phát sinh hiện tượng giả mác lương y hành nghề trái phép.

Nhiều lương y bày tỏ: “Chúng tôi cũng thấy rõ việc bốc thuốc khi chưa được cho phép là sai, nhưng việc cơ quan quản lý ban hành luật mà không có hướng dẫn cụ thể thì làm khó cho chúng tôi. Thực tế, với những điều khoản trong quy định thì khó lương y nào có thể đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề. Có nhiều thầy lang chữa được bệnh hiểm nghèo cho người dân thì cần được ghi nhận với những thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn, vừa có thể chữa bệnh cứu người, vừa hạn chế tình trạng lương y hành nghề bát nháo như hiện nay”.

Y-hoc-co-truyen-viet-nam

Những năm qua, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý một số cơ sở Đông y trong quá trình bào chế thuốc đã pha thêm thuốc tây vào để bán cho người bệnh nhằm kiếm lợi bất chính. Trong bối cảnh như vậy, việc quản lý các cơ sở hành nghề Y học cổ truyền nhỏ lẻ như hiện nay là thách thức lớn đối với ngành y tế. Bởi vì trong lĩnh vực đông y, bên cạnh đội ngũ lương y được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, còn có những lương y trình độ văn hóa chưa hết cấp I, hoạt động chủ yếu nhờ các bài thuốc gia truyền.

Lương y chân chính cần được phát huy và bảo tồn

Ðể công tác quản lý hành nghề Đông y nói chung và việc cấp giấy phép hoạt động đông y nói riêng được thuận lợi, vừa tạo điều kiện chữa bệnh, lại có thể kế thừa và phát huy các phương pháp KCB bằng Y Dược cổ truyền, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, điều quan trọng là cán bộ quản lý y tế cơ sở cần có giải pháp quản lý phù hợp tình hình thực tế địa phương.

Với những cơ sở dùng bài thuốc gia truyền cần có công tác khảo nghiệm, đánh giá độ chính xác, và hiệu quả của trị bệnh. Cần hướng dẫn những người được kế thừa Bài thuốc Y học cổ truyền gia truyền, cách bào chế thuốc hợp vệ sinh, sử dụng nguyên liệu thuốc trong danh mục do Bộ Y tế quy định nhằm loại trừ những cơ sở Đông y hoạt động trái phép, mặt khác, phát huy, bảo tồn được những bài thuốc quý của ông cha ta để lại.

phong-kham-y-hoc-co-truyen

Bộ Y tế sớm có quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề công nhận danh hiệu lương y, lương dược để các đối tượng này được hành nghề đúng luật; khắc phục tình trạng các thủ tục hành chính còn quá rườm rà. Các cấp ủy Ðảng, chính quyền các cấp cần tuyên truyền, phổ biến, nâng cao vai trò và tính tích cực, chủ động của Hội Ðông y trong việc vận động, tập hợp, đoàn kết giáo dục hội viên và đội ngũ lương y cống hiến tài năng và kinh nghiệm trong công tác KCB cho nhân dân.

Biện pháp nào để giải quyết tình trạng Hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền “chui”

Để có thể hành nghề Đông y hợp pháp thì điều kiện tiên quyết là phải có bằng Trung cấp Y học cổ truyền thuộc văn bằng quốc gia. Khi theo học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur khi tốt nghiệp được cấp bằng Trung cấp chính quy, được phép liên thông Đại học khi đủ điều kiện của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế. Với thời gian học tùy từng đối tượng như sau:

  • 2 năm đối với đối tượng tốt nghiệp THPT, trượt tốt nghiệp THPT học 2 năm 3 tháng, Tốt nghiệp THCS cấp 2 học 3 năm.
  • 10 tháng đối với đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp trở lên nhóm ngành sức khỏe. 12 tháng đối với đối tượng tốt nghiệp trung cấp trở lên nhóm ngành ngoài sức khỏe.

tuyen-sinh-y-si-y-hoc-co-truyen-pasteur

Địa chỉ Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền Trường Trung cấp Y khoa Pasteur

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0280.6556.333.

Có thể bạn quan tâm

hoc_sinh_1577718821_width640height400_1582683279607612268156_1582685544888_15826855454651986146588_JBKM

57 tỉnh, thành trên phạm vi cả nước công bố lịch nghỉ hè cho học sinh

Theo các thông tin cập nhật hết ngày 20/5, hầu hết các địa phương thuộc ...