Danh mục
Tham khảo Đông Y cách điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh dễ mắc ở nhiều đối tượng.Bên cạnh việc chữa bệnh theo cách tây y người bệnh cũng có thể tham khảo phương pháp đông y được đánh giá cao từ trước tới nay. Ngăn ngừa suy giảm tế bào máu nhờ 3 loại trà dược đơn ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Tham khảo Đông Y cách điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Tham khảo Đông Y cách điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh dễ mắc ở nhiều đối tượng.Bên cạnh việc chữa bệnh theo cách tây y người bệnh cũng có thể tham khảo phương pháp đông y được đánh giá cao từ trước tới nay.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Theo giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì  bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có nhiều nguyên nhân gây nên như: nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, steroid, rượu, cà phê, thuốc lá, căng thẳng tinh thần… Trong đó nhiễm HP là nguyên nhân chủ yếu và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng. Còn đối với đông y, bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.  Triệu chứng của bệnh gồm: Đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra hai mạng sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy chướng, ấn thấy đau (cự án), ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền. Vì thế khi mắc bệnh về viêm loét dạ dày tá tràng, bạn có thể áp dụng một vài bài thuốc hiệu quả sau.

Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Bài 1: Bột lá khôi: Lá khôi 10g, nhân trần 12g, chút chít 10g, lá khổ sâm 12g, bồ công anh 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.

Bài 2: Bột mai mực: Mai mực, gạo tẻ, cam thảo, hoàng bá, hàn the phi, kê nội kim, mẫu lệ nung. Thành phần bằng nhau, tán bột uống mỗi ngày 20 – 30g.

Bài 3: Sài hồ sơ can thang: Sài hồ 12g, xuyên khung 8g, chỉ xác 8g, hương phụ 8g, bạch thược 12g, thanh bì 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 4: Thổ phục linh 16g, vỏ bưởi bung 8g, lá độc lực 8g, nghệ vàng 12g, bồ công anh16g, kim ngân 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Những bài thuốc trong Y học cổ truyền có tác dụng với bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

Những bài thuốc trong Y học cổ truyền có tác dụng với bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Bài 5: Hoàng cầm 16g, mai mực 20g, sơn chi 12g, mạch nha 20g, hoàng liên 8g, cam thảo 6g, ngô thù 2g, đại táo 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 6: Sài hồ sơ can thang gia thêm xuyên luyện tử 6g, mai mực 16g.

Bài 7: Hóa can tiễn phối hợp với bài tả kim hoàn gia giảm: Thanh bì 8g, bạch thược 12g, chi tử 8g, đan bì 8g, trần bì 6g, hoàng liên 8g, trạch tả 8g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài 8: Bằng sa 60g, uất kim 40g, bạch phàn 60g. Tán bột làm viên, một ngày uống 10g, chia làm 2 lần.

Bài 9: Sinh địa 40g, cam thảo 6g, hoàng cầm 12g, bồ hoàng 12g, trắc bá diệp 16g, chi  tử 8g, a giao 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Tuy nhiên để chắc chắc, trước khi dùng người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về các bài thuốc Y học cổ truyền để dùng cho phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

24214

Các phương thuốc đông y trị chứng nhiệt miệng hiệu quả

Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng các bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau và làm rút ngắn thời gian điều trị, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà lại rất an toàn.