Danh mục
Thuốc sắc uống lúc nào hiệu quả cho người bệnh? Thuốc có công hiệu hay không một phần quan trọng là do cách sắc thuốc và thời điểm uống thuốc. Do đó người bệnh cần chú ý để thuốc phát huy được tác dụng khi dùng. Bài thuốc YHCT giúp phòng bệnh sởi cho mùa hè Phương pháp trị ngạt mũi từ xoa bóp bấm ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Thuốc sắc uống lúc nào hiệu quả cho người bệnh?

Thuốc sắc uống lúc nào hiệu quả cho người bệnh?

Thuốc có công hiệu hay không một phần quan trọng là do cách sắc thuốc và thời điểm uống thuốc. Do đó người bệnh cần chú ý để thuốc phát huy được tác dụng khi dùng.

Tìm hiểu về cách sắc thuốc

Tìm hiểu về cách sắc thuốc

Những nguyên tắc cơ bản trong sắc thuốc

Theo tư vấn của các Y sĩ Y học cổ truyền thì trước khi sắc thuốc chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để việc sắc thuốc được đơn giản và trở lên hiệu quả hơn.

  • Ấm sắc thuốc: Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc bằng sứ, không nên dùng ấm bằng kim loại, bởi vì trong các vị thuốc có rất nhiều các hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy đặc biệt là tanin, sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nước sắc thuốc: Dùng nước sạch để sắc thuốc. Khi sắc nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay là vừa đối với lần đầu những lần sắc sau thì nên đổ ít hơn lần trước một chút.
  • Cách sắc thuốc:Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước lã sạch 15 – 30 phút, để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra được dễ dàng và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.

Nếu là thuốc bổ nên sắc 3 lần, dùng lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60 – 90 phút. Nếu là các loại thuốc chữa bệnh nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10 – 20 phút. Ngoài ra mỗi vị thuốc đông y có cách sắc và thời gian sắc khác nhau, do đó chúng ta nên tham khảo ý kiến của các lương y để có cách sắc thuốc hiệu quả nhất.

Việc uống thuốc bắc cần uống đúng giờ

Việc uống thuốc bắc cần uống đúng giờ

Thuốc bắc sắc nên uống vào thời gian nào để hiệu quả nhất?

Để thuốc ngấm và phát huy tốt tác dụng trong việc chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe chúng ta nên chú ý tới thời gian uống thuốc như sau:

  • Chữa các bệnh tim, phổi,.. nên uống thuốc sau khi ăn.
  • Chữa bệnh gan, mật, dạ dày, bàng quang… nên uống thuốc trước khi ăn.
  • Chữa bệnh ở kinh mạch, tứ chi nên uống thuốc vào lúc sáng sớm chưa ăn gì.
  • Chữa bệnh ở xương tủy uống thuốc lúc ăn no vào buổi tối.
  • Uống thuốc an thần nên uống trước khi đi ngủ.
  • Đối với người cao tuổi, khi uống thuốc nên dùng lượng nhỏ, chia nhiều lần để thăm dò.

Trong quá trình sử dụng thuốc bắc người bệnh cũng cần chú ý kiêng một số thực phẩm sau:

  • Đậu xanh, giá đỗ, rau cải xanh giảm mất tác dụng của thuốc vì vậy khi uống thuốc Đông y nên kiêng.
  • Thuốc có hà thủ ô đỏ kiêng ăn cá không vẩy như lươn, trạch, cá trê. Kiêng thịt chó khi uống thuốc có cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai. Kiêng ba ba khi uống thuốc có bạc hà, kiêng dấm khi uống thuốc có phục linh. Kiêng trà khi thuốc có thổ phục linh. Kiêng thịt lợn khi thuốc có ké đầu ngựa.
  • Những người tỳ vị hư hàn hoặc uống thuốc ôn thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ noãn vị không nên ăn các thức ăn sống lạnh.
  • Những người mắc bệnh âm hư, hỏa động: Đại nhiệt, háo khát uống nước hoàn dương để dưỡng âm tăng dịch, hoặc thuốc thanh nhiệt lương huyết không được ăn các thức ăn cay nóng.
  • Khi uống thuốc không nên ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thường trợ thấp sinh đàm, làm giảm quá trình hấp thu của thuốc

Hi vọng thông tin được Cao đẳng Dược –Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp sẽ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và kiến thức trong vấn đề sử dụng thuốc bắc.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.