Danh mục
Tổng hợp những dấu hiệu bệnh ung thư phổi bạn nên biết Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư phổ biến nhất. Sau đây là những dấu hiệu ung thư phổi bạn cần biết. Căn bệnh nào đang “chặn cửa” phòng the nhà bạn? Chia sẻ những điều bạn cần biết để tránh viêm phế quản Tổng hợp những dấu hiệu ...
Trang chủ > Tin Y Tế - Sức Khoẻ > Tổng hợp những dấu hiệu bệnh ung thư phổi bạn nên biết

Tổng hợp những dấu hiệu bệnh ung thư phổi bạn nên biết

Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư phổ biến nhất. Sau đây là những dấu hiệu ung thư phổi bạn cần biết.

Tổng hợp những dấu hiệu bệnh ung thư phổi

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM, Nếu chẩn đoán bệnh sớm có thể giúp bạn tránh nguy cơ tử vong tới 50% và còn có thể phòng tránh các tế bào ung thư lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Sau đây là những dấu hiệu bệnh ung thư phổi bạn cần nắm bắt.

Đau tay và các ngón tay

Đau và mỏi ở các ngón tay có thể là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi mà nhiều người bỏ qua. Khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì rất có thể bạn bị ung thư phổi.

Bất thường ở các mô vú 

Dấu hiệu này thường gặp ở nam giới. Nguyên nhân bởi vùng ngực to lên bất thường do các tế bào bệnh ung thư kích thích sự tiết nội tiết tố một cách bất thường. Phụ nữ cũng có thể gặp hiện tượng này vì rất có thể đó là do các tế bào ung thư phổi hoặc ung thư ở bộ phận khác gây ra.

Tầm soát ung thư phổi

Chụp X-quang phổi, xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chất đàm, chụp cắt lớp điện toán ngực (CT Scan) có thể phát hiện ung thư phổi từ giai đoạn sớm, khi người bệnh chưa có triệu chứng. Điều trị ngay ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

Tuy nhiên việc tầm soát cũng chỉ nhắm vào các đối tượng có nguy cơ cao. Theo các hướng dẫn từ Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo nên CT Scan hàng năm cho các đối tượng ở độ tuổi 55-74 và những người đã, đang hút thuốc.

Ho kéo dài

Theo Các Dược sĩ Cao đẳng Dược Pasteur, bệnh cảm lạnh hoặc các bệnh hô hấp khác sẽ gây ho, nhưng chỉ trong khoảng một hoặc hai tuần. Nếu ho kéo dài trong một tháng hoặc lâu hơn, bạn nên kiểm tra. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng triệu chứng này do cảm lạnh hoặc dị ứng nên chủ quan vì vậy tình trạng viêm ở phổi tăng nặng hơn, dẫn đến ung thư phổi nếu không được điều trị kịp thời.

Khó thở hoặc thở khò khè 

Bệnh nhân ung thư phổi thường thấy một sự thay đổi trong hơi thở. Thở khò khè xảy ra khi phổi bị co thắt hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên khó thở sau khi chạy lên cầu thang trong khi trước đây bạn không bị như vậy thì nên nói chuyện với bác sĩ sớm. Bởi những triệu chứng này rất có thể do một khối u ở phổi gây ra, cản trở việc hô hấp.

Thay đổi giọng nói

Ung thư phổi có thể tác động vào dây thần kinh điều khiển thanh quản. Do đó, bạn sẽ nhận thấy một sự thay đổi trong giọng nói, gây khàn tiếng. Bạn nên lưu ý nếu sự thay đổi này kéo dài hơn hai tuần thì nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra.

Đau lưng

Một dấu hiệu ít được biết đến của ung thư phổi là đau xương hoặc khớp. Nhiều người cảm thấy đau ở lưng hoặc hông, và cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi ngủ. Đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi và các dây thần kinh ở nách. Áp lực này thường sẽ dẫn đến đau nhức, ngứa ran và cảm giác đau ở vai, bên trong cánh tay và bàn tay.

Phòng ngừa ung thư phổi

Bỏ thuốc lá. Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Y sĩ  y học cổ truyền TPHCM khuyên rằng, việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.

Tập thể dục thường xuyên. Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

Ăn uống lành mạnh. Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Những thực phẩm này không chỉ phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…

Tránh xa không khí ô nhiễm. Không khí ô nhiễm, nước thải sinh hoạt, khói xe cộ… đều chứa các chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Giảm phơi nhiễm hóa chất. Có hơn 40 chất gây ung thư như amiăng, thạch tín, crôm và niken… Nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại tại nơi làm việc, bạn nên tuân thủ chỉ dẫn an toàn và bảo hộ lao động.

Theo ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

8

5 loại thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ

Nếu mỗi ngày bạn đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một giấc ngủ ...