Danh mục
Vì sao người có vết thương mềm không nên ăn rau muống? Rau muống rất giàu giá trị dinh dưỡng, thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn. Vậy chuyên gia khuyên ai nên kiêng rau muống? Điều trị rối loạn tiêu hóa nhanh chóng nhờ thảo quả Khám phá tác dụng chữa bệnh hiệu quả ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Vì sao người có vết thương mềm không nên ăn rau muống?

Vì sao người có vết thương mềm không nên ăn rau muống?

Rau muống rất giàu giá trị dinh dưỡng, thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn. Vậy chuyên gia khuyên ai nên kiêng rau muống?

nhung-nguoi-kieng-an-rau-muong

Rau muống là món ăn yêu thích của nhiều người.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau muống

Theo các y sĩ y học cổ truyền, rau muống có tính mát, vị ngọt nhạt giúp giải độc và chữa một số chứng bệnh thường gặp như: huyết áp thấp, táo bón, đái rắt, tiểu đường. Thông thường, cứ 100g rau muống chứa đến 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin E, vitamin C, chất béo, các khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Chính vì vậy, rau muống có những công dụng như sau:

  • Rau muống làm giảm cholesterol: Rau muống là món ăn phù hợp cho người muốn giảm cân một cách an toàn và tự nhiên. Không những vậy, ăn rau muống thường xuyên còn giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu).
  • Rau muống điều trị thiếu máu: Trong rau muống có chứa sắt – một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là các tế bào máu đỏ. Hàm lượng sắt cao trong lá rau rất có lợi cho những người bị thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai.
  • Rau muống cải thiện chứng khó tiêu và táo bón: Chất xơ có trong rau muống giúp hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.
  • Rau muống ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Ăn rau muống thường xuyên kích thích phát triển các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường. Đồng thời, rau cũng được dùng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.
  • Rau muống giúp bảo vệ tim: Các dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, vitamin C và beta-carotene trong rau muống đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol. Chất folate trong rau muống giúp chuyển đổi homocysteine, một loại hóa chất khi ở mức độ cao có khả năng gây đau tim hoặc đột quỵ.
  • Rau muống có thể ngăn ngừa ung thư: Rau muống có chứa 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, thích hợp để phòng ngừa các loại ung thư như: trực tràng, dạ dày, vú, da. Các chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, làm thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và thúc đẩy môi trường tế bào tự nhiên.

Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh, đau răng, chảy máu mũi… Đây là loại thuốc an thần dành cho người mất ngủ, khó ngủ… Bên cạnh đó, thấm nước ép rau muống vào miếng gạc lạnh sẽ làm hạ sốt nhanh chóng.

nhung-nguoi-kieng-an-rau-muong

Rau muống đem lại nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe.

Những người cần hạn chế ăn rau muống

Mặc dù rau muống rất tốt nhưng theo Tin Y tế – Sức khỏe, có 4 nhóm người sau đây không nên ăn rau muống:

  • Những người mắc các bệnh như: gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao.
  • Những người đang có vết thương mềm: rau muống có thành phần kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da của người bị thương.
  • Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng được khuyến cáo không nên ăn rau muống.
  • Những người đang điều trị đau xương khớp: ăn rau muống sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức, khó chịu

Trong cuộc sống, rau muốn như một vị thuốc Đông y với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, rau thường được trồng ở nơi ao hồ nên rất dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng, đặc biệt là Fasciolopsis Buski. Ký sinh trùng này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bám vào ruột, chui qua thành ruột vào máu, gây nên những cơn đau bụng, khó tiêu và dị ứng. Ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột điển hình là sán lá gan. Do đó, rau muốn cần phải được sơ chế cẩn thận bằng cách rửa sạch, ngâm muối và phải nấu chín trước khi ăn.

Nguồn: Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

cao-khi-3 (1)

Một số bài thuốc đông y hiệu quả từ cao khỉ

Cao khỉ là dược liệu được bào chế từ xương khỉ đột hoặc khỉ đít đỏ. được sử dụng để để cường dương, bổ thận, làm mạnh gân cốt và điều trị bệnh sốt rét lâu ngày không khỏi.