Danh mục
Y sĩ y học cổ truyền cảnh báo việc sử dụng trà lá sen sai cách Lá sen là vị thuốc đông y được rất nhiều chị em tin dùng vì cho rằng lá sen giúp giảm cân và giữ được vóng dáng đẹp. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách sẽ rất nguy hiểm cho người dùng.
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Y sĩ y học cổ truyền cảnh báo việc sử dụng trà lá sen sai cách

Y sĩ y học cổ truyền cảnh báo việc sử dụng trà lá sen sai cách

Lá sen là vị thuốc đông y được rất nhiều chị em tin dùng vì cho rằng lá sen giúp giảm cân và giữ được vóng dáng đẹp. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách sẽ rất nguy hiểm cho người dùng.

Nguy hiểm khi sử dụng trà lá sen sai cách
Nguy hiểm khi sử dụng trà lá sen sai cách

Theo sách Đông y, lá sen còn gọi là hà diệp hay liên diệp. Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh viết: “Hà diệp là lá sen, vị đắng, tính bình, không độc, trị tâm phiền, chữa các bệnh thai sản, chữa lở ghẻ, đậu mùa, chỉ huyết (cầm máu), cố tinh, ích nguyên khí của dạ dày”. Lá sen không chỉ có tác dụng giảm béo mà còn giúp phòng chống cao huyết áp hiệu quả, chữa say nóng (thử nhiệt), làm thuốc an thần, chữa kiết lỵ. Ngoài ra, các nghiên cứu mới đây cho thấy lá sen có tác dụng chống co giật, chống viêm, dị ứng, giảm mỡ trong máu và chống béo phì.

Tuy nhiên ngoài những mặt lợi ích tuyệt vời nêu trên thì lá sen vẫn có những tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách.

Y sĩ y học cổ truyền cảnh báo những người nên hạn chế sử dụng lá sen

– Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.

– Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ tốt hơn. Nhưng ngược lại, trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục.

– Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.

* Nên sử dụng trà lá sen sau bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc trước bữa ăn 30 phút để không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể

Lá sen có tác dụng giảm béo

Một số bài thuốc y học cổ truyền từ lá sen

Chữa sốt xuất huyết : Lá sen 40 g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40 g, rau má 30 g, hạt mã đề 20 g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60 g.

Ngăn ngừa béo phì : Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể gia thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi, có thể dùng lá sen khô, nhưng trước khi dùng phải ngâm cho mềm. Hoặc mỗi ngày uống trà lá sen.

Ho, nôn ra máu : Lá sen, ngó sen, sinh địa (mỗi vị 30 g), trắc bá, ngải cứu (mỗi vị 20 g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.

Chảy máu cam, tiêu chảy ra máu : Lá sen 40 g để sống, rau má 12 g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

Chữa đau mắt : Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10 g), cúc hoa vàng 4 g, sắc uống còn chữa cao huyết áp.

Trị mụn nhọt: Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe