Danh mục
15 bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ cây lô hội Lô hội với khả năng kích thích tiêu hóa, làm thuốc tẩy mạnh, thuốc thông mật,… nên được ứng dụng rất nhiều trong công tác hỗ trợ và điều trị bệnh. Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y hạt mã tiền Thầy thuốc đông y chia sẻ những tác dụng của hạt ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > 15 bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ cây lô hội

15 bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ cây lô hội

Lô hội với khả năng kích thích tiêu hóa, làm thuốc tẩy mạnh, thuốc thông mật,… nên được ứng dụng rất nhiều trong công tác hỗ trợ và điều trị bệnh.

Cây lô hội Cây lô hội

Lô hội và tác dụng chữa bệnh

Theo y học cổ truyền, lô hội vị đắng, tính mát, lợi vào 4 kinh: Vị,  Tỳ, Can, Đại trường; có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt, mát huyết, giải độc, chỉ huyết (cầm máu), thông đại tiện, nhuận tràng; thường sử dụng trong điều trị một số bệnh như đau đầu, phiền táo, chóng mặt, đại tiện bí, tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm mũi, cam tích, kinh bế, đái tháo đường, kinh giản (co giật) ở trẻ em,…

Cố vấn chuyên môn YHCT – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, lô hội còn có tác dụng trong việc  thúc kinh, tiêu viêm, sát trùng, thông tiện, mát máu, ngừng đau, tả hỏa, giải độc; chủ trị bỏng lửa, bỏng nước, nhọt lở độc sưng, kinh bế, cam tích, ghẻ lở.

Hoa lô hội có tác dụng mạnh vị, lợi thấp; chủ trị cảm nhiễm đường niệu, tiêu hóa không tốt, viêm đường hô hấp…

Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh bằng cây lô hội

Bài 1: Hỗ trợ chữa đái tháo đường: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Trị nôn ra máu: Hoa lô hội 20g, sắc với rượu (Lĩnh nam thái dược lục).

Bài 3: Trị ho có đờm: Lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang (theo Quảng Đông trung thảo dược).

Bài 4: Trị ho ra máu: Hoa lô hội 12-20g khô. Sắc uống ngày một thang (theo Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).

Bài 5: Trị trẻ em cam tích: Rễ lô hội khô 20g. Sắc uống ngày một thang (theo Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).

Bài 6: Trị đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20g, lá dâu 20g, hoa đại 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

15 bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ cây lô hội

15 bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh từ cây lô hội

Bài 7: Trị tiêu hóa kém: Lô hội 20g, cam thảo 4g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Bài 8: Trị viêm loét tá tràng: Lô hội 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), dạ cẩm 20g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g, chiêu với nước thuốc trên. Uống liên tục 15 ngày là một liệu trình.

Bài 9: Trị kinh bế, đau bụng kinh: Lô hội 20g, rễ củ gai 20g, nghệ đen 12g, , cam thảo 4g, tô mộc 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần.

Bài 10: Trị bỏng: Lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da, bôi nhựa lô hội vào chỗ bỏng thì mát và lành ngay.

Bài 11: Trị mẩn ngứa, dị ứng: Nhựa lô hội bôi trên tổn thương sau khi rửa vết thương bằng nước sạch 3-4 lần.

Bài 12: Trị Eczema: Lá lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng nói trên. Hàng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.

Bài 13: Trị viêm da: Lá lô hội xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.

Bài 14: Trị quai bị: Lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá lô hội 20g; Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần.

Bài 15: Trị viêm đại tràng mãn tính: Lộ hội 5 lá tươi, bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30ml.

Tuy nhiên, bác sĩ Trần Tú – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng lưu ý rằng, những thông tin trên mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc/bác sĩ.

Nguồn: Báo SK&ĐT – Y sĩ y học cổ truyền tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.