Niệt gió là một loại cây thuộc họ Trầm, đây là một loại cây nhỏ thường mọc hoang được xem là một vị thuốc Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ.
- Công dụng chữa bệnh của cây bạch chỉ
- Vị thuốc chữa bệnh thần kỳ từ cây hoàng cầm
- Vị thuốc Đông y giải biểu cay ấm, thông kinh hoạt lạc
Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ cây Niệt gió
Thông tin sơ lược về cây Niệt gió
Niệt gió hay còn được gọi với tên khác như gió cánh, gió chuột hay gió niệt…có tên khoa học là Wikstroemia indica C. A. Mey. Đây là một cây nhỏ, quanh năm xanh tươi, cao 0.3m-0.6m, mang nhiều cành gầy,màu đỏ nhạt, nhiều khi mọc đối, có những sẹo là nổ rõ lên. Lá hầu như không cuống, nhẵn, hình trứng thuôn dài, hai đầu tù hay hơi tròn, phiên lá dài 3cm-4cm, rộng 1-2 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay thành bông rất ngắn. Quả mọng khi chín có màu đỏ tươi hình trứng, kèm theo vết tích của bao hoa, phần cơm hơi dầy. Hạt có vỏ mỏng và mềm, vỏ trong cứng và đen nhạt.
Theo Y học cổ truyền, Niệt gió có vị đắng, cay, tính lạnh và có động. Dân gian thường dùng niệt gió để điều trị một số bệnh như giảm đau, tiêu sưng, thủng, tán kết trục ứ, tiêu nước. Trị ho gà, tuyến lâm ba kết hạch, hen suyễn, viêm tuyến mang tai, viên amydal, phong hủi, ác sang, viêm phổi, bế kinh.
Một số tác dụng dược lý của cây Niệt gió
Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc rễ và vỏ thân tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tan máu, cầu khuẩn viêm phổi, dung dịch pha trong cồn có tác dụng ức chế một số vi khuẩn. Tác dụng tiêu bướu, u: Nước sắc Niệt gió thí nghiệm trên chuột bạch nhỏ cho thấy có tác dụng ức chế u bướu. Ngoài ra , một số hoạt chất của Niệt gió còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, chống viêm, lợi tiểu.
Thành phần hóa học
Theo như tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ trong cây Niệt gió có chưa các chất Wikstromin, Natairesinol, Proresinol, Wikstromol, Daphnoretin, Genkwanin, Aretigemin.
Ứng dụng niệt gió vào một số bài thuốc chữa bệnh
Niệt gió là một loại cây thảo thường mọc hoang ở các vùng rừng núi
- Có thể gây sẩy thai: Dùng rễ Niệt gió 8-10cm, đường kính 0,5-1cm, bỏ vỏ ngoài, để lại lớp vỏ thứ hai, gọt thành hình chùy, gọt trơn, một đầu buộc vào dây, sát trùng, luồn đầu nhỏ vào cổ tử cung, dùng băng băng lại 24 giờ thay thuốc 1 lần, làm đến lúc ra thai. Đã điều trị có thai 1-3 tháng 3 ca, 4-6 tháng 107 ca, 7 tháng 5 ca, sau khi làm 1 lần ra thai đạt tỷ lệ 86 %, ngoài ra, làm 2-4 lần thai đều ra. Nếu châm cứu thêm huyệt Quan nguyên, Đại hoành thì tác dụng mạnh hơn.
- Chữa viêm thận: Người lớn dùng mỗi ngày 10g tươi (tương đương 6g khô). Dùng nước sắc thêm đường chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc tác dụng kháng viêm, tiểu lợi. Nếu bệnh do nhiễm khuẩn da và viêm họng chuyển qua viêm thận, sau khi uống Niệt gió hết viêm, hết phù.
- Chữa viêm phổi: Dùng dung dịch tiêm mỗi lần 2ml, một ngày 2-3 lần, tiêm bắp hoặc sử dụng dạng viên. Điều trị 53 ca viêm phổi, lành bệnh hoàn toàn 25 ca (các chứng trạng hết, chụp X quang phổi không còn vết), 17 ca bệnh chuyển biến tốt (hạ nhiệt độ, các triệu chứng giảm; chụp X quang vết mờ còn ít). Một bệnh nhân viêm phổi cấp tính sinh mủ, đã dùng kháng sinh 15 ngày không khỏi, chuyển qua điều trị bằng Niệt gió dạng thuốc sắc, sau 4 ngày, nhiệt độ hạ xuống bình thường, sau 20 ngày bệnh giảm nhiều, sau 2 tháng thì lành bệnh.
- Bị viêm phổi, viêm Amydal, viêm vú, viêm tổ chức tổ ong, viêm tuyến mang tai, viêm hạch lâm ba, phong thấp xương, khớp đau nhức: Rễ Niệt gió chế thành dịch tiêm, mỗi lần tiêm 2ml, tiêm bắp 1-2 lần/ngày.
- Điều trị bệnh phong: Sử dụng 2500 g Niệt gió, mỗi lần cho 3000ml nước sắc. 6giờ, sắc 2 lần, lọc qua mỗi lần uống 15 ml, 1 ngày uống 3 lần, đã điều trị 31 ca trong đó có 2 ca chuyển biến xấu phải ngừng thuốc. Bệnh nhân còn lại phần lớn dùng thuốc 2 ngày đã chuyển biến khá. Sau khi dùng thuốc 2 tháng, bệnh chuyển biến tốt 10 ca, 7 ca không lành do bệnh phát trên 5 năm, bệnh nặng. Đối với bệnh phong nổi mụn đỏ, tác dụng mạnh.
- Chữa viêm phế quản mãn tính: Sử dụng 5kg rễ Niệt gió thêm nước nấu 2 lần, mỗi lần nấu 4 giờ, lọc trong, cô đặc còn 6000ml, thêm đường và chất chống lên men. Mỗi lần uống 20ml, 1 ngày uống 3 lần, điều trị một liệu trình 10 ngày, sau đó nghỉ nửa tháng lại tiếp tục uống thuốc. Đã điều trị 120 ca, một liệu trình lành bệnh đạt 72,5%. Khi uống thuốc, có phản ứng phụ làm đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, đau dạ dày thì phải ngừng thuốc.
- Trị nhọt thành mủ chưa vỡ: Vỏ, rễ Niệt gió dã nhỏ đắp quanh mụn nhọt, chừa một lỗ cho mủ chảy ra.
- Chữa viên cổ tử cung: Dùng nước sắc Niệt gió 10% rửa và bôi tại chỗ.
- Trị rắn cắn và chứng sưng đau nhức: Rễ Niệt gió cửu chưng cửu sái, mỗi lần uống 10 đến 20g, sắc uống nóng hoặc uống với rượu.
- Chữa sơ gan cổ chướng: Dùng rễ Niệt gió lấy lớp vỏ thứ 2g -30 g nấu chín kỹ Đại táo 12g Đường đỏ 30g Làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 5-7 viên với nước sôi để nguội, mỗi ngày uống 1 lần. Theo khuyến cáo của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết thuốc dược lực mạnh nên đối với người suy nhược, phụ nữ có thai, trẻ em tuyệt đối không được dùng, bệnh sơ gan giai đoạn cuối cũng không được sử dụng.