Danh mục
Công dụng chữa bệnh của cây bạch chỉ Theo Y học Cổ truyền, cây bạch chỉ được dùng làm vị thuốc chữa bệnh có tác dụng thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ, tán phong trừ thấp.  Vị thuốc chữa bệnh thần kỳ từ cây hoàng cầm Vị thuốc Đông y giải biểu cay ấm, thông kinh hoạt lạc Có thể bạn ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Công dụng chữa bệnh của cây bạch chỉ

Công dụng chữa bệnh của cây bạch chỉ

Theo Y học Cổ truyền, cây bạch chỉ được dùng làm vị thuốc chữa bệnh có tác dụng thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ, tán phong trừ thấp.

 Công dụng chữa bệnh của cây bạch chỉ

Công dụng chữa bệnh của cây bạch chỉ

Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,… Cây được trồng làm thuốc được dùng phổ biến trong Đông y, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.

Đặc điểm cây bạch chỉ

Cây bạch chỉ được trồng ở cả miền núi và đồng bằng, nhưng hiện nay giống mới được trồng ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.

Cây cao khoảng 0,5 – 1m hay hơn, sống lâu năm. Thân hình trụ rỗng, không phân nhánh. Lá to có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, thường gọi là bạch chỉ. Thu hoạch vào mùa thu đông, khi thấy một số lá gốc úa vàng, đào thử thấy củ to, chắc là có thể thu hoạch được. Dùng dao chặt toàn cây để lại 10cm thân. Khi đào tránh làm sây sát vỏ và gãy rễ, rũ sạch đất, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phân riêng củ có kích thước như nhau, phơi hay sấy nhẹ cho khô. Dược liệu hình chùy, dài 10 – 20 cm, phần trên to, phần dưới thuôn nhỏ dần. Mặt ngoài củ có màu vàng nâu nhạt, có nhiều vết nhăn dọc. Mặt cắt ngang có màu trắng hay trắng ngà. Thể chất cứng, vết bẻ lởm chởm, nhiều bột. Theo Đông y bạch chỉ có mùi thơm hắc, vị cay, hơi đắng.

Theo nghiên cứu dược lý, các Y sĩ Y học Cổ truyền Hà Nội cho biết bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau,…  Theo Y học Cổ truyền, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,… Thường được dùng làm thuốc giảm đau, chữa cảm mạo, viêm xoang, viêm mũi, mụn nhọt sưng đau, viêm tuyến vú, thông kinh nguyệt,… ngoài ra, cây bạch chỉ còn có mặt trong bào chế Dược phẩm từ thiên nhiên.

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây bạch chỉ

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây bạch chỉ

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây bạch chỉ

Cây bạch chỉ là vị thuốc Đông Y chữa bệnh có mặt trong một số bài thuốc được sử dụng trong Đông y như:

Chữa viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần. Dùng 3 – 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Chữa cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, đậu khấu 3g, cam thảo 3g, sinh khương 5g, thông bạch 3g, đại táo 6g. Sắc uống cho ra mồ hôi thì dừng lại.

Chữa mụn nhọt đau nhức, mưng mủ, nhưng chưa vỡ: Bạch chỉ 3g, thanh bì 3g, đương quy 4g, tạo giác thích 2g, xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 ngày. Mụn nhọt sẽ giảm sưng và đỡ đau nhức.

Chữa bế kinh do ứ trệ máu: Bạch chỉ 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 – 7 ngày trước kỳ kinh.

Chữa đau bụng kinh: Bạch chỉ 8g; ngưu tất, đan sâm, mỗi vị 12g; quế chi, can khương, bán hạ chế, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày. Dùng 5 ngày trước kỳ kinh.

Trị hôi miệng: Bạch chỉ 30g, xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2 – 3 viên.

Chú ý: Người có âm hư hỏa uất, nhiệt thịnh không nên dùng.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe