Danh mục
Khám phá bài thuốc bí truyền từ Cây Khế Cây khế là một loại cây quen thuộc với người Việt Nam, nó xuất hiện cả trong câu truyện cổ tích lớp 1. Thế nhưng bạn có biết những tác dụng phi thường của loài cây này không? “Đánh bay” cơn ho dai dẳng bằng các bài thuốc y học cổ truyền từ cam, ổi ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Khám phá bài thuốc bí truyền từ Cây Khế

Khám phá bài thuốc bí truyền từ Cây Khế

Cây khế là một loại cây quen thuộc với người Việt Nam, nó xuất hiện cả trong câu truyện cổ tích lớp 1. Thế nhưng bạn có biết những tác dụng phi thường của loài cây này không?

Hình ảnh chùm Khế quen thuộc với người Việt Nam
Hình ảnh chùm Khế quen thuộc với người Việt Nam

Ở các vùng quê, Cây Khế thường được các gia đình trồng trong vườn để ăn và làm quà biếu. Không chỉ là loại cây có quả ăn với hương vị độc đáo, có thể ăn sống hoặc chế biến trong những món ăn khử tanh mà bên cạnh đó Cây Khế còn có nhiều công dụng, là vị thuốc diệu kỳ trong Y học cổ truyền.

Nhận thức về “Cây Khế” theo kiến thức của các Y sĩ Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, Cây Khế còn có tên gọi là là ngũ liễm tử, ngũ lăng tử, là loại cây gỗ thường có chiều cao từ 10-12m, lá kép lông chim, mỏng hình trái xoan nhọn. Hoa Khế thường trổ vào tháng 4- 8, có dạng cụm ngắn, thành chùm xim, mọc ở nách các lá,  cómàu hồng hoặc màu tím. Khế thường kết trái vào tháng 10-12, có kích thước bằng 2 nắm tay người lớn, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi. Trong múi Khế chua, chứa hàm lượng acid oxalic là 1%. Ngoài ra trong Khế còn có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na, các vitamin A,C, B1, B2 và P… và đặc biệt là có nhiều vitamin K

Các Y sĩ Y học cổ truyền cho hay Khế chua thường được dùng để chữa bệnh. Quả Khế có 2 vị chua và ngọt, tính bình; có công năng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm, khử tanh và tiết nước bọt. Rễ Khế vị chua, tính bình; có công năng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá Khế vị chua và se, tính bình; sử dụng sẽ có công dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa Khế có vị ngọt, tính bình.

Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày ăn một quả khế có thể cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, da dẻ tươi mát, trẻ lâu..

Các bài thuốc Đông Y bí truyền từ cây Khế

Quả Khế là khắc tinh của bệnh tật
Quả Khế là khắc tinh của bệnh tật

Quả khế là loại quả phổ biến nhưng có lẽ ít người biết khế còn là vị thuốc Đông y có tác dụng chữa nhiều bệnh được sử dụng từ hàng nghìn năm nay. Theo Đông y, quả khế có danh tự là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, có công năng khử phong, thanh nhiệt, giải độc, nhanh lành vết thương…

Bài thuốc chữa cảm nắng từ khế: Khi bị cảm nắng, bạn có thể dùng 100g lá khế tươi, 40g lá chanh tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước uống. Dùng bã dư đắp vào vị trí huyệt thái dương và gan bàn chân. Ngoài ra bạn cũng có thể lấy một quả khế già chưa chín tới đem nướng qua, sắc nước uống. Đây là cách chữa cảm năng theo dân gian lưu truyền và có tác dụng thực tế.

Bài thuốc chữa nhức đầu, bí tiểu từ khế: Dùng 100g lá khế tươi sao thơm, đem nấu với 750ml nước cho tới khi sắc còn 300ml.  Chia thành 2 lần uống trước bữa trưa và tối. Một cách khác nữa là dùng 100g lá khế tươi, 20-40g lá chanh tươi, hai thứ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước uống 2 lần trước bữa ăn.

Bài thuốc chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân: Dùng lá khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não… đem nấu làm nước tắm, hoặc dùng quả khế nấu nước rửa chỗ đau hằng ngày là một bài thuốc chữa lở loét, mụn nhon, nước ăn chân hiệu quả. Ngoài ra có thể lấy 1 – 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng đến khi vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.

Hoa và lá khế là một vị thuốc Đông y nhiều công dụng
Hoa và lá Khế là vị thuốc Đông y nhiều công dụng

Chữa dị ứng, mẩn ngứa bàng lá khế: Lấy lá khế tươi giã nhuyễn bôi vào đoạn da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc từ vỏ cây núc nác.

Dùng lá khế phòng bệnh sốt xuất huyết: Sắc chung 16g lá khế với sắn dây, lá dâu, lá tre, sinh địa, mã đề mỗi thứ 12g lấy nước uống hằng ngày ở khu vực địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động phòng tránh được bệnh.

Nguồn: Ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.