Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh.
- Nước ép củ cải trắng “thần dược” chăm sóc sức khỏe được nhiều người lựa chọn
- Những bộ phận có tác dụng làm thuốc chữa bệnh của Atiso
- Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị rối loạn tiền đình bạn biết chưa?
Viêm mũi dị ứng làm chảy nước mũi hiệu quả
Để điều trị khỏi dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng ngoài việc uống thuốc Tây y bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền giúp điều trị bệnh hiệu quả. Cách làm này không chỉ đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi dị ứng
Theo y học hiện đại có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi dị ứng. Có thể do môi trường ô nhiễm, khói bụi, xăng xe, nước dùng sinh hoạt nhiễm khuẩn hoặc do cảm cúm biến chứng. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân nữa như thời tiết nóng lạnh thất thường, bị lạnh đầu, lạnh chân, không khí ẩm thấp hoặc do stress.
Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng do vệ khí hư gây ra. Việc sử dụng thuốc Tây y có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng không thể giúp bệnh khỏi dứt điểm, hơn nữa tác dụng phụ của thuốc sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chức năng của gan, thận, dạ dày. Bởi vậy việc sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa viêm mũi dị ứng là giải pháp an toàn tốt nhất.
Dưới đây là một số món ăn bài thuốc điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng
Bài 1: Chuẩn bị: Thịt bò 90g, tỏi tươi 50g, rau thơm 15g, gạo tẻ 50g, gia vị lượng vừa đủ.
Cách chế biến: Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bỏ vỏ, đập giập nát, rau thơm cắt nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, đem ninh thành cháo, khi gạo nấu chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi lên thêm một lúc, rồi cho rau thơm vào cùng gia vị vừa đủ, ăn nóng trong ngày sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Món ăn bài thuốc này có tác dụng khu phong, làm giảm xuất tiết và thông mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường xuất hiện khi gặp lạnh. Bên cạnh đó bài thuốc cũng hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả.
Món ăn bài thuốc điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng
Bài 2: Chuẩn bị: 15g tây dương sâm, ếch 2 con (chừng 150g), bách bộ 30g, ma hoàng 3g.
Cách làm: Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ (chừng 2 giờ) rồi nêm nếm gia vị vừa dùng, chia ăn vài lần trong ngày.
Món ăn này có tác dụng dưỡng phế âm, thông mũi, dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư, mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều.
Trong món ăn này, vị thuốc đông y hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung, ích khí, tăng cường thể chất, giúp nâng cao năng lực miễn dịch. Tân di, gừng tươi phối hợp với hoàng kỳ có tác dụng chống dị ứng khá tốt. Bạch truật, đại táo và thịt chim bồ câu có công dụng bổ tỳ, ích khí, nâng cao thể chất. Dùng món này có công dụng bổ khí, làm thông thoáng mũi, dùng nó cho người viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà dễ xâm nhập gây tắc mũi, chảy nước mũi nhiều, mỏi mệt, chán ăn.
Bài 3: Chuẩn bị: 2 đầu cá, 12g bạch chỉ, 12g tân di, 3g tế tân, 15g gừng tươi.
Cách làm: Đầu cá bỏ mang, tân di gói trong túi vải, gừng thái nhỏ, bạch chỉ và tế tân rửa sạch.
Đem tất cả nguyên liệu trên bỏ vào nồi và ninh trong khoảng 2 tiếng, rồi nêm nếm gia vị, nên dùng đầu cá và canh liền trong ngày.
Món ăn điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng này có tác dụng làm tán hàn, làm thông thoáng mũi. Vì theo những nghiên cứu cho thấy, tế tân và tân di đều có tác dụng chống dị ứng khá tốt.
Trên đây là những chia sẻ về một số món ăn bài thuốc của các Y sĩ Y học cổ truyền có công dụng điều trị hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com