Danh mục
YHCT trị suy nhược cơ thể từ vị thuốc chim sẻ Chim sẻ tên khoa học là Passer monlanus malaccensis Dubois. Tên gọi khác: tước điểu, ma tước, tân tước… có tác dụng ích khí, tráng dương, chữa suy nhược cơ thể,… Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu 3 Nguyên tắc phòng chống bệnh tay chân miệng Những dạng bệnh ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > YHCT trị suy nhược cơ thể từ vị thuốc chim sẻ

YHCT trị suy nhược cơ thể từ vị thuốc chim sẻ

Chim sẻ tên khoa học là Passer monlanus malaccensis Dubois. Tên gọi khác: tước điểu, ma tước, tân tước… có tác dụng ích khí, tráng dương, chữa suy nhược cơ thể,…

YHCT trị suy nhược cơ thể từ vị thuốc chim sẻ

YHCT trị suy nhược cơ thể từ vị thuốc chim sẻ

Chim sẻ có công dụng như thế nào?

Theo tìm hiểu của Y sĩ Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:

Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh viết rằng: Tước điểu (chim sẻ) vị ngọt, tính ấm, không độc, tráng dương ích khí, thêm tinh tủy, mạnh lưng gối, băng huyết, chỉ bạch đới, khiến cho có con.

Trong Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông viết: Tước điểu tục gọi con chim sẻ; ngọt ấm, không độc, bồi tinh tủy; mạnh dương, bổ khí, khỏe gối lưng; trừ đới, khỏi băng…

Sách Thực vật bản thảo hội toàn đánh giá cao thịt chim sẻ có tác dụng lệch nhân hữu tử, khởi dương đạo, tráng dương ích khí…. Đặc biệt, loại chim này còn góp phần tráng dương ích khí, nâng cao khả năng tình dục, giúp người ta có con và bồi bổ cho người cao tuổi.

Tương tự, Sách Nhật hoa tử bản thảo cũng cho rằng, thịt chim sẻ có tác dụng tráng dương ích khí. Ngoài ra, thịt chim sẻ còn có công năng noãn yêu tất, xúc tiểu tiện (làm ấm lưng và gối, thông tiểu tiện).

Theo các sách dược thiện cổ, chim sẻ nướng cũng là một trong những món ngự dụng (món ăn của vua chúa). Tương truyền, loại thuốc trứ danh “Giáp linh tập” (trong thành phần có thịt chim sẻ) cũng đã từng là một trong những quý phẩm ngự dụng của vua Càn Long.

Đối với sách Bản thảo thập di cho rằng, thịt chim sẻ có khả năng bổ thận tráng dương, ích tinh tủy.

Theo y học cổ truyền, thịt chim sẻ vị ngọt mặn, tính ấm, được dùng để bổ dưỡng chữa suy nhược cơ thể, thận khí suy nhược, tạng phủ suy yếu, lưng đau gối mỏi, mệt mỏi, tiểu nhiều về đêm, suy giảm khả năng tình dục.

Cháo chim sẻ hỗ trợ và điều trị tâm can suy nhược, tạng phủ hư yếu

Cháo chim sẻ hỗ trợ và điều trị tâm can suy nhược, tạng phủ hư yếu

YHCT hướng dẫn dùng chim sẻ tăng cường sức khỏe

Cháo chim sẻ

Nguyên liệu: Chim sẻ 5 con, gạo lứt 100g, rượu trắng 20ml, gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: Chim sẻ làm sạch, rán vàng. Gạo vo sạch, cùng với nước đem nấu sôi, sau đó cho thịt chim sẻ đã rán vào cùng ít rượu trắng, nấu thành cháo, chia ăn trong ngày. Ăn nóng để tăng hiệu quả.

Món ăn thuốc có tác dụng “hỗ trợ và điều trị tâm can suy nhược, tạng phủ hư yếu” – thầy thuốc YHCT Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.

Canh chim sẻ

Nguyên liệu: Chim sẻ 3-5 con, thỏ ty tử 10g, ngũ vị tử 6g, phúc bồn tử 10g, câu kỷ tử 20g.

Cách chế biến: Chim sẻ làm sạch, đem hầm với các vị thuốc thành canh ăn. Ăn thịt chim, uống nước thuốc.

Canh chim sẻ có công năng bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe, sáng mắt, bổ thận, dưỡng gan, hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.

Rượu chim sẻ

Nguyên liệu: Chim sẻ 20 con, kỷ tử, đương quy, ba kích, long nhãn, nhục thung dung: mỗi vị 50g; nhục quế 10g, thỏ ty tử 40g, xuyên khung 20g, đại táo 100g, dâm dương hoắc 100g, rượu trắng 5 lít.

Cách ngâm rượu: Chim sẻ làm sạch, sấy khô. Kết hợp các vị thuốc cùng rượu và chim sẻ cho vào bình kín. Sau 1 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày dùng 10-15ml.

Bài thuốc y học cổ truyền từ chim sẻ này được đánh giá rất tốt đối với người suy nhược cơ thể, yếu sinh lý, đau lưng mỏi gối.

Lưu ý, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ.

Nguồn: Báo SK&ĐS – ysiyhoccotruyen.com

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.