Danh mục
Dùng cây Sả để chữa bệnh liệu bạn đã biết? Sả một loại gia vị không còn xa lạ gì với căn bếp của mỗi gia đình, sả được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên ít ai biết rằng Sả là một vị thuốc Đông y với nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích. Khám phá những lợi ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Dùng cây Sả để chữa bệnh liệu bạn đã biết?

Dùng cây Sả để chữa bệnh liệu bạn đã biết?

Sả một loại gia vị không còn xa lạ gì với căn bếp của mỗi gia đình, sả được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên ít ai biết rằng Sả là một vị thuốc Đông y với nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích.

Sả một loại hương vị quen thuộc trong nhiều món ăn

Sả một loại hương vị quen thuộc trong nhiều món ăn

Thông tin cần biết về cây sả

Cây sả có tên khoa học là Cymbopogon Citratus (DC) Stapf; thuộc họ lúa – Poaceae. Ở nước ta được trồng khắp nơi và có cả mọc hoang. Sả cao khoảng 1,5 m sống lâu năm, mọc thành bụi , phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1 m, hẹp , mép hơi ráp; bẹ trắng , rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa ăn… Lá Sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết xuất cây sả để lấy chất tinh dầu citral và geraniol. Theo nguyên cứu về thành phần hóa học của các dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết thành phần chính trong tinh dầu sả là citral (3,7 -đimêtyl- 2,6 – octađienal). Theo Đông y, Sả có vị cay , tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm bụng, khỏi nôn, giúp tiêu hóa , thông khí, khử uế, sát trùng , tiêu đờm… Dân gian thường dùng sả để trị đau đầu, tiêu chảy và đau bụng.

Áp dụng Sả vào một số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ

Sả được ứng dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

Sả được ứng dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

  • Chữa ho:  Rễ sả, trần bì, tô tử, sinh khương, mỗi loại dùng 250 g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200 ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500 g; mạch môn bỏ lõi 300 g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200 g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300 ml cao lỏng), trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 ml.
  • Làm sạch răng miệng:  Củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ , phơi hoặc sấy khô, tán nhuyễn thành bột, mỗi lần dùng 10 g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.
  • Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực: Lá sả tươi 30g – 40 g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, cho người bệnh uống.
  • Chữa nhức đầu:  Lá sả, lá tía tô , lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.
  • Có công dụng giải cảm: – Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, chanh, bạc hà, ngải cứu , lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm; Củ sả dùng 15g – 30 g hay lá Sả tươi nấu nước xông; Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3 – 4 củ tỏi (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết); Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá ổi, lá tía tô , nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ.
  • Có tác dụng cảm giác buồn nôn khi có thai: Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.
  • Chữa ho do cảm lạnh, cảm cúm:  Củ sả 40 g, gừng tươi 40 g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650 ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.
  • Chữa cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi: Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4g – 6 g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.

Trên đây là một số bài thuốc lâm sàn áp dụng với cây sả do các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu và liệt kê, hy vọng qua bài viết này sẽ phần nào giúp bạn đọc bổ sung được những kiến thức y học bổ ích cho bản thân cũng như biết rõ hơn về công dụng của cây Sả để có thể áp dụng khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe