Danh mục
Tham khảo các loại nước uống hỗ trợ trị ôn dịch lây qua đường hô hấp Thời điểm hiện tại các bệnh lây qua đường hô hấp khá nhiều, ngoài việc đeo khẩu trang để phòng tránh chúng ta có thể gia tăng sức đề kháng bằng các loại nước uống thông thường. Một vài bài thuốc cổ phương giúp chị em dưỡng da trắng ngần Món ăn dân giã từ ...
Trang chủ > Món ăn bài thuốc > Tham khảo các loại nước uống hỗ trợ trị ôn dịch lây qua đường hô hấp

Tham khảo các loại nước uống hỗ trợ trị ôn dịch lây qua đường hô hấp

Thời điểm hiện tại các bệnh lây qua đường hô hấp khá nhiều, ngoài việc đeo khẩu trang để phòng tránh chúng ta có thể gia tăng sức đề kháng bằng các loại nước uống thông thường.

Nước mía có công dụng rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe

Nước mía có công dụng rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe

Theo Đông y, người mắc chứng ông dịch thường có biểu hiện chính sốt ho, ho khan ho cơn mệt mỏi… Ngoài chữa trị bằng các vị thuốc đông y, bạn cũng có thể tận dụng một vài thức uống dược thiện bổ mát giàu vitamin dưỡng chất dễ sử dụng tăng cường kháng thể giúp chữa trị chứng viêm nhiễm đường hô hấp.

Nước mía

Cách đơn giản nhất khi bạn dùng nước mía là ép nước mía vắt ít chanh uống, hoặc chẻ mía ăn. Tác dụng: đại bổ tỳ âm, hòa vị, dưỡng âm huyết, mát phế, tiêu đàm, giáng hỏa, tiêu phiền, dễ ngủ… Dùng tốt với chứng ôn dịch nóng sốt mất nước, ho khan đau họng, khàn tiếng, phiền nhiệt, bứt rứt khó ngủ, miệng khô khát, táo kết…

Nước mía không nên dùng cho người mắc đường huyết và chỉ ép nước mía và dùng trực tiếp, tránh để lâu nước mia sẽ lên men.

Nước rau má

Nước ép rau má cũng chính là thức uống bạn có thể sử dụng để hỗ trợ ôn dịch. Cách làm là rau má rửa sạch cho ít nước xay sinh tố uống, hoặc nấu canh ăn. Tác dụng: dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu… Dùng tốt với chứng ôn bệnh sốt ho viêm họng, ho khan ho đàm, miệng khô khát, tiểu buốt gắt, tiểu ra máu, người có bệnh tâm phế mãn, đái tháo đường, tăng huyết áp…

Nước dưa hấu không dành cho người thận hư

Nước dưa hấu không dành cho người tỳ vị, hư hàn

Nước dưa hấu

Nước ép dưa hấu rất dễ uống, phù hợp cho cả người già và trẻ nhỏ. Bạn nên dùng nước ép dưa hấu không cho đá hoặc đường. Tác dụng: thanh nhiệt, trừ phiền, giải nắng nóng, lợi tiểu, sinh tân dịch, bớt khát… Dùng tốt với chứng ôn dịch sốt ho miệng khô khát, mệt mỏi, tiểu gắt, tiểu buốt, người đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm gan mật, ăn ngủ kém.

Tuy nhiên nước ép dưa hấu không dành cho người mắc chứng tỳ vị hư hàn, đang đầy bụng tiêu chảy, phế hàn hay sợ lạnh ho đàm loãng không dùng.

Nước dừa

Theo các Y sĩ Y học cổ truyền thì nước dừa có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng: lợi ngũ tạng, giải nhiệt, sinh tân, giáng hỏa, chỉ huyết, giải độc, giàu dưỡng chất bổ sung nước điện giải. Dùng tốt với chứng nóng sốt mất nước khô khát mệt mỏi (tà phần Vệ Khí), người đái tháo đường, tăng huyết áp.

Nước đậu xanh

Đậu xanh có rất nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe/ Đâu xanh ăn có vị ngọt, tính mát. Đậu xanh nguyên vỏ nấu lấy nước uống hoặc nấu cháo ăn. Tác dụng: bổ tỳ, thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, tiêu phù, hạ khí, lợi ngũ tạng… Dùng tốt với chứng ôn bệnh nóng sốt ho khan mệt mỏi, người đái tháo đường, nội nhiệt nóng bứt rứt…

Nước đậu đen

Vị ngọt mát không độc. Đậu đen hầm lấy nước thêm ít đường uống. Tác dụng: lợi thủy, hạ khí mát tỳ vị, định tâm dễ ngủ, trừ gió độc, lợi tiểu tiện, giảm sưng phù… Dùng tốt với chứng ôn bệnh sốt ho nhức mỏi miệng khô khát, âm huyết hư đêm nóng bứt rứt khó ngủ…

Ngoài ra còn rất nhiều các loiaj nước hoa quả khác như: cam quýt, bưởi, nước tao đều rất tốt cho người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hi vọng với chia sẻ của giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn trong việc gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – ysiyhoccotruyen.com

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

thuoc-dong-y-chua-benh-dau-nua-dau

Một số phương thuốc đông y cải thiện tình trạng đau đầu

Đông y gọi đau đầu là 'bệnh đầu thống' và phân chia thành 2 loại chính 'ngoại thương đầu thống' và 'nội thương đầu thống' gây nên. Và cũng có nhiều phương thuốc điều trị bệnh rất hiệu quả