Danh mục
Có nên đắp thuốc lá khi bị gãy xương quai xanh? Khi bị gãy xương quai xanh, nhiều người lựa chọn phương án đắp thuốc lá thay vì đến bệnh viện vì cho rằng chúng hiệu quả hơn các phương pháp chữa trị Tây y. Liệu điều này có đúng? Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu 3 Nguyên tắc phòng ...
Trang chủ > Tin Y Tế - Sức Khoẻ > Có nên đắp thuốc lá khi bị gãy xương quai xanh?

Có nên đắp thuốc lá khi bị gãy xương quai xanh?

Khi bị gãy xương quai xanh, nhiều người lựa chọn phương án đắp thuốc lá thay vì đến bệnh viện vì cho rằng chúng hiệu quả hơn các phương pháp chữa trị Tây y. Liệu điều này có đúng?

Tình trạng gãy xương quai xanh

Tình trạng gãy xương quai xanh

Gãy xương quai xanh là gì?

Gãy xương quai xanh là loại chấn thương thường gặp nhất trong các loại gãy xương, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người trẻ tuổi. Xương quai xanh là một xương dài, mỏng dẹt, cong hình chữ S và tạo nên phần trước của đai vai. Điểm yếu của xương quai xanh là chỗ nối giữa 1/3 ngoài và 1/3 trong thân xương. Do đó, đa số các người bệnh gãy xương quai xanh là gãy 1/3 giữa xương quai xanh với tỉ lệ 69% – 82%. Gãy 1/3 giữa xương quai xanh phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh niên với lực chấn thương cao khiến gãy nhiều và di lệch nhiều. Ở người cao tuổi thường lực chấn thương thấp và xương gãy ít di lệch hơn.

Bị gãy xương quai xanh có nên đắp thuốc lá không?

Nhiều người lầm tưởng về tác dụng của thuốc lá, cho rằng đắp thuốc lá có thể chữa gãy xương quai xanh hiệu quả. Thực tế, công dụng chủ yếu của thuốc lá là tiêu sưng, giảm phù nề, hết ứ đọng khí huyết, từ đó làm giảm đau. Sau khi đắp thuốc, người bệnh có thể cảm thấy bớt đau, bớt khó chịu nên nghĩ rằng đắp thuốc hiệu quả hơn phương pháp chữa trị của Tây y. Tuy nhiên, để xương quai xanh liền được không thể chỉ dựa vào thuốc đắp ngoài, mà điều quan trọng nhất là phần xương gãy phải được điều chỉnh và cố định ở đúng vị trí. Thông thường, người bệnh gãy xương quai xanh ít di lệch thường cần đeo đai cố định từ 2 – 6 tuần để tạo điều kiện cho quá trình liền xương. Đặc biệt đối với các trường hợp xương gãy di lệch nhiều, gãy xương kèm tổn thương thần kinh, mạch máu, người bệnh có thể phải phẫu thuật, nếu chỉ thực hiện bó thuốc lá gãy xương quai xanh sẽ không thể liền xương và còn ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này.

Theo bác sĩ Trần Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, việc chữa trị gãy xương đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa phải có kiến thức giải phẫu, hiểu được sự phân bố mạch máu, thần kinh, đồng thời cần sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như X quang, CT Scanner hay MRI để chẩn đoán chính xác và có phương án chữa trị tốt nhất cho người bệnh. Trong khi đó, một số thầy lang hiện không có hoặc có rất ít kiến thức về giải phẫu nên không thể nắn xương về đúng vị trí. Họ chỉ sờ nắn bên ngoài rồi chẩn đoán theo cảm giác chủ quan để đắp thuốc, bó lá cho người bệnh. Nắn chỉnh không chính xác có thể khiến xương quai xanh không hồi phục, nếu xương lành lại thì cũng không theo đúng hình dáng ban đầu, dẫn đến lệch, cong, vẹo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng và việc khắc phục càng khó khăn, phức tạp. Thêm vào đó, đắp một số loại thuốc không rõ nguồn gốc còn có thể gây viêm loét, nhiễm trùng da – mô mềm và nguy hiểm hơn là nhiễm trùng huyết.

Việc chữa trị gãy xương đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa phải có kiến thức giải phẫu

Việc chữa trị gãy xương đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa phải có kiến thức giải phẫu

Chữa trị gãy xương quai xanh như thế nào?

Nguyên tắc trong chữa trị gãy xương quai xanh là điều chỉnh là cố định xương ở đúng vị trí để tạo điều kiện liền xương. Hai phương pháp chữa trị chính ở người bệnh gãy xương quai xanh là chữa trị bảo tồn và phẫu thuật:

Chữa trị bảo tồn: Đa số các người bệnh gãy xương quai xanh có thể chữa trị bằng phương pháp bảo tồn. Chữa trị bảo tồn thường được chỉ định ở những người bệnh gãy xương quai xanh không di lệch hay di lệch ít. Hai kỹ thuật chữa trị bảo tồn gãy xương quai xanh thông dụng nhất hiện nay là treo tay (sling) và băng số 8 (Figure-8-bandage). Chữa trị bằng treo tay sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn là băng số 8, tuy nhiên không có sự khác biệt về tỉ lệ liền xương của 2 kỹ thuật này. Người bệnh cần được bất động từ 2 – 6 tuần để giúp liền xương. Sau 2 – 4 tuần người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng khớp vai nhưng không nên đưa tay cao quá đầu, chuyên trang Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ Vinmec.

Phẫu thuật: Chữa trị phẫu thuật gãy xương quai xanh được chỉ định cho một số trường hợp, tùy thuộc vào đặc điểm gãy, các tổn thương đi kèm và nhu cầu của người bệnh:

  • Theo đặc điểm của gãy xương: Di lệch nhiều (> 2cm), gãy nhiều mảnh, gãy hở, đe dọa chọc thủng da hoặc khi thăm khám thấy xương bả vai sai vị trí hay lật ra.
  • Có các khác tổn thương đi kèm: Tổn thương mạch máu cần khâu nối, suy giảm chức năng thần kinh tiến triển, có gãy xương hay tổn thương chi trên cùng bên, gãy nhiều xương sườn lân cận, gãy 2 xương quai xanh.

Các yếu tố thuộc về người bệnh như đa chấn thương cần vận động sớm chi trên hoặc người bệnh mong muốn sớm có lại chức năng chi.

Bên cạnh việc tuân theo chỉ định trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống để giúp xương mau lành. Người bệnh nên tránh các thức uống chứa nhiều caffeine, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu và một số thức uống có cồn vì có thể làm chậm quá trình liền xương. Nên tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, kẽm, magie trong chế độ ăn để nhanh chóng hồi phục.

Tóm lại, đắp thuốc lá chỉ có thể hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm và không có tác dụng liền xương. Dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét, nhiễm trùng. Do vậy, người bệnh gãy xương quai xanh hãy đến các cơ sở y tế để được chụp phim, chẩn đoán và chữa trị phù hợp.

Nguồn: Vinmec – ysiyhoccotruyen.com

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

8

5 loại thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ

Nếu mỗi ngày bạn đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một giấc ngủ ...